Tin trong nước

Tuyên truyền về ngành Điện: Tâm sự của những người trong cuộc

Thứ ba, 13/7/2010 | 11:13 GMT+7

“Người trong cuộc” chính là các nhà báo theo dõi ngành Điện – những người “chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng” của Đảng, Nhà nước đã và đang đồng hành với bước đường nhiều chông gai của ngành Điện Việt Nam. Vì thế, họ hiểu rõ những đặc thù trong công tác tuyên truyền về lĩnh vực điện lực…

Trách nhiệm với xã hội của nhà báo luôn phái đặt lên hàng đầu

Câu hỏi

 

Nhà báo Nguyễn Thị Hòa Bình - Kênh truyền hình đầu tư InvestTV (VCTV15)

Phóng viên Phạm Tuyên

- Ban Kinh tế - Báo Tiền Phong

 

Phóng viên Hoàng Lan

– Báo điện tử Vnexpress

 

Nhà báo Bùi Thanh Hùng - Phó TBT Báo Công Thương

 

Theo ông/bà, tuyên truyền về  lĩnh vực điện năng: dễ hay khó?

 

Có lẽ không phóng viên nào theo dõi ngành Điện lại cho là dễ cả. Điện lực  là một ngành kinh tế, kỹ thuật chuyên sâu và có mối liên kết thống nhất trong toàn ngành. Điện năng là loại hàng hóa đặc biệt sản xuất ra là sử dụng ngay mà không thể để dành… Vì thế, khi theo dõi ngành Điện, các phóng viên phải tự mình trau dồi thêm kiến thức để bài viết không bị lỗi “kỹ thuật”.

 

Nếu chỉ nhìn nhận, tập trung vào những cái khó của ngành Điện hiện nay để viết bài thì có thể nói là khá dễ. Vì hiện nay, ngành Điện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập trong cung cấp điện, chảy máu chất xám, vỡ quy hoạch ngành… Những bài viết này thường được người dân quan tâm.

Còn cái khó ở đây là việc phóng viên làm sao khai thác được những vấn đề mới, mang tầm quốc gia, như việc mở rộng khai thác các nguồn năng lượng mới, phát triển năng lượng ở Việt Nam chưa gắn  với cơ chế phát triển sạch,… Đây là những vấn đề thường được các tòa soạn coi là vĩ mô, không gắn liền với dân sinh. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn, ở các nước đang phát triển họ lại rất chú trọng đến những vấn đề này. Những bài viết như vậy đòi hỏi phóng viên phải có sự đầu tư, hiểu biết rất sâu về ngành Điện cũng như các vấn đề liên quan

Tuyên truyền về lĩnh vực điện năng thường khó và vất vả hơn so với một số lĩnh vực khác. Trong trường hợp mất điện đột ngột, độc giả thường gọi đến đường dây nóng để phản ánh và yêu cầu phóng viên “giải quyết ngay tình hình”. Tuy nhiên, phóng viên chỉ có thể tiếp nhận thông tin sau đó tìm hiểu và giải đáp thắc mắc của độc giả mà không thể “thắp sáng” cho người dân ngay lúc đó.

Ngoài ra, khi phản ánh về trường hợp mất điện, phóng viên cũng phải tác nghiệp trong hoàn cảnh không điện đóm, nóng nực.

Điện năng là vấn đề vĩ mô và có phần hơi khô khan đối với nhiều độc giả. Cái khó của phóng viên là làm sao viết thật mềm mại dễ hiểu mà vẫn phản ánh được bản chất của vấn đề.

Theo tôi là khó. Bởi lẽ ngành Điện là một ngành dịch vụ đặc biệt, có tác động sâu rộng đến hoạt động kinh tế, xã hội và dân sinh. Do đó, mỗi khi cầm bút viết về một vấn đề liên quan đến điện năng thì trách nhiệm với xã hội của nhà báo phải được đặt lên hàng đầu, để có thể vừa đảm bảo độ chính xác của thông tin, vừa đảm bảo lợi ích của cộng đồng, xã hội và chính doanh nghiệp.

Cho đến nay, trên báo chí, tôi vẫn bắt gặp những trường hợp mắc lỗi nghiêm trọng khi tuyên truyền về ngành Điện như gọi một công ty điện lực là “sở điện lực”. Cái tên Sở điện lực đã được thay đổi từ lâu. Đến nay, “Sở” là cơ quan thực hiện chức năng của quản lý nhà nước chứ không phải doanh nghiệp, nguyên điều này đã khiến vấn đề được hiểu rất khác đi rồi.

Thời gian qua, EVN đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác tới các cơ quan truyền thông hay chưa, thưa ông/bà?

 

Một ngành đến nay vẫn bị mang tiếng độc quyền thì việc cung cấp thông tin cần nhanh chóng và chính xác đến các cơ quan truyền thông là việc làm hết sức cần thiết. Đây là việc làm có thể khó đối với EVN. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan báo chí đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi cơ quan lại có những yêu cầu khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của các nhà báo là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đến công chúng.

Vì thế, các nhà báo mong muốn EVN cởi mở hơn trong cung cấp thông tin.

Sự chuyển biến rõ ràng nhất của EVN là việc Tập đoàn đã cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng về các hoạt  động của ngành cho các cơ quan báo chí.

Tuy nhiên, những vấn đề khác mà phóng viên khi cần liên hệ vẫn gặp khá khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, cũng như phản hồi từ EVN chưa kịp thời.

 

Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của EVN trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông. EVN đã tổ chức các buổi họp báo để thông tin cho độc giả về tình hình cung ứng cũng như những khó khăn mà ngành Điện đang đối mặt.

Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng EVN sẽ cởi mở hơn nữa trong việc trả lời báo chí về các sự cố cũng như trường hợp đột ngột mất điện của người dân.

Có lẽ để đáp ứng được tất cả các yêu cầu thông tin của các cơ quan truyền thông là một điều hết sức khó khăn. Thời gian vừa qua, EVN đã có những nỗ lực rất lớn trong việc cung cấp thông tin rộng rãi đến các cơ quan truyền thông và công chúng. Cụ thể là các bản thông tin định kỳ hàng tháng về hoạt động sản xuất, kinh doanh điện, các buổi họp báo về các vấn đề liên quan đến cung ứng điện, cấp điện thôn buôn Tây Nguyên… EVN cũng thường xuyên tổ chức cho các đoàn nhà báo đi tìm hiểu thực tế tại các công trình điện và đường dây… Điều này đã tạo điều kiện cho các nhà báo theo dõi ngành Điện có cơ hội để hiểu sâu hơn về lĩnh vực điện năng.

 

Với tư cách nhà báo theo dõi lĩnh vực điện năng, trong bối cảnh cung cấp  điện gặp khó khăn hiện nay, anh/chị có thể chia sẻ ý kiến của cá nhân mình với những người làm điện?

 

Thỉnh thoảng lại có một cú điện thoại hỏi tôi “nhà báo ơi khu vực nhà tôi bị  mất điện bao giờ có lại. Nóng quá…!” Những lúc như thế, không biết  điện thoại của Tổng giám đốc EVN còn “nóng” đến thế nào?

Chúng tôi là những người theo dõi lĩnh vực điện năng, thực sự rất muốn chia sẻ với những người làm điện. Sự chia sẻ thiết thực nhất của của các nhà báo chính là đưa tin đúng và kịp thời về thực trạng hiện nay để người sử dụng điện thấu hiểu, từ đó  có các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Tình trạng thiếu điện hiện nay báo chí đã nói đến nhiều. Phải thừa nhận là ngành Điện đang khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân.

 

Tình hình cung ứng điện mùa khô thường căng thẳng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tôi nghĩ ngành Điện cũng có cái khó khi chịu áp lực từ ngoại cảnh, đặc biệt là tháng 5- 6 này, nhiều hồ thủy điện đang ngấp nghé ở mực nước chết. Chúng tôi đã phản ánh thông tin này để độc giả có cái nhìn công tâm và khách quan nhất nhằm chia sẻ khó khăn với ngành Điện.

 

Không chỉ là một nhà báo theo dõi về lĩnh vực điện năng, mà từ vị trí công tác tôi thường xuyên được tham gia các buổi họp giao ban của Bộ Công Thương. Có là người trong cuộc mới thấu hiểu được hết những khó khăn mà ngành Điện lực đang gặp phải hiện nay. Trong các cuộc họp giao ban gần đây, cung cấp điện luôn là chủ đề nóng được đề cập đến. Và không ít những trường hợp EVN đã bị mang tiếng oan là “cắt điện tùy tiện” mà không phải ai cũng hiểu được rằng đó là những tình huống bất khả kháng do thiếu nguồn, do quá tải cục bộ hay do phương tiện giao thông chạm vào dây điện gây mất điện… Sau khi vấn đề được vỡ nhẽ ra, các cơ quan báo chí vào cuộc, nhưng tiếng oan thì vẫn còn đó.

Anh chị đánh giá thế nào về hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay?

 

Theo tôi công tác  tuyên truyền về tiết kiệm điện trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay chưa  thường xuyên và chưa phong phú. Mỗi dịp mùa khô thiếu điện báo chí mới ra sức vào cuộc để tuyên truyền kêu gọi tiết kiệm điện, như vậy sẽ không hiệu quả. Trong thời gian tới, các cơ quan hữu quan như Văn phòng tiết kiệm năng lượng quốc gia, EVN, các trung tâm tiết kiệm năng lượng ở địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan truyền thông để đẩy mạnh tuyền truyền về lĩnh vực này. Việc xây dựng các chuyên trang trên truyền hình về tiết kiệm điện trong đó bao gồm tình hình sản xuất, cung ứng  điện, tư vấn sử dụng điện tiết kiệm, mô hình sử dụng điện tiết kiệm… tôi cho là rất cần thiết và hiệu quả.

Theo cảm nhận của tôi, ngành Điện chưa thực hiện một cách có bài bản để đạt hiệu quả cao trong việc phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền tiết kiệm điện. Các hoạt động bề nổi mới chỉ tập trung chính trong việc quảng cáo, giới thiệu các thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời trên truyền hình và trên website của ngành Điện.

Trong thời gian tới, ngành Điện cần tiếp tục đẩy mạnh các chương trình giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị điện trong gia đình (máy giặt, điều hòa, bàn là, cách bố trí hệ thống đèn chiếu sáng kết hợp với không gian kiến trúc….) thế nào cho hiệu quả, tiết kiệm. Các chương trình này nếu ngành Điện kết hợp với các đơn vị khác cùng thực hiện thì sẽ hiệu quả hơn.

Tôi cho rằng hoạt động này khá hiệu quả và EVN đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tiết kiệm điện là một trong những cách thức quan trọng trong khi tình hình cung ứng điện đang trong giai đoạn khó khăn.

Tuy nhiên, theo tôi EVN và các tổ chức liên quan có thể tổ chức thêm các hội thảo hoặc quảng cáo rộng rãi trên truyền hình để tuyên truyền hơn nữa vai trò tiết kiệm điện năng.

 

Tôi nói thế này không biết có chạm tự ái của các nhà báo hay không. Nhưng nghề làm báo là phải phản ánh sự phát triển của cộng đồng xã hội. Vậy thì trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” này, trong khi mà cả thế giới đang kiếm tìm những nguồn năng lượng hiệu quả, ngay các nước phát triển giàu có hơn chúng ta hàng trăm lần cũng đang tích cực tiết kiệm năng lượng, thì nhà báo chúng ta phải tự xem lại rằng chúng ta đã làm tròn sứ mệnh tuyên truyền để tiết kiệm điện chưa? Việc tuyên truyền về tiết kiệm điện đã đúng và trúng chưa hay vẫn chỉ là chung chung, giáo điều. Hơn thế nữa, tiết kiệm điện không phải là công việc của riêng ai cả mà nó chính là trách nhiệm và sứ mệnh của chúng ta, vì sự phát triển các thế hệ tương lai của chính đất nước này.

 

Theo: TCĐL số 6/2010