Thủ đô của Thụy Điển vốn nổi tiếng với các công trình ứng dụng năng lượng tái tạo.
Xu hướng tất yếu vì môi trường sống bền vững
Từ năm 1990, thủ đô của Thụy Điển đã đề ra chiến lược chống ô nhiễm môi trường, bắt đầu từ việc thiết kế những công trình xanh sử dụng năng lượng sạch, hạn chế phát thải carbon. Đặc biệt, khu đô thị Hammarby Sjöstad đến nay vẫn được thế giới nhắc đến với giải pháp tái chế theo hướng đáp ứng cao nhất nhu cầu tiêu thụ nặng lượng của người dân.
Nỗ lực đi kèm thành quả đạt được giúp thủ đô của Thụy Điển nhận danh hiệu Thủ đô xanh của châu Âu do Ủy ban châu Âu bình chọn.
Một đất nước phát triển khác là Anh, cũng khiến nhiều quốc gia trầm trồ với "bộ sưu tập" công trình xanh. Điển hình, tổ hợp nhà bền vững sáng tạo Beddington (BedZED) sở hữu nhiều không gian xanh, cơ sở tái chế và tính năng tiết kiệm nước. Điểm nhấn của công trình nằm ở các khu vườn trên mái và việc sử dụng năng lượng mặt trời…
Lợi ích từ việc ứng dụng năng lượng tái tạo đã được các nước phát triển nhìn thấy từ lâu. Không chỉ tiết kiệm năng lượng, chi phí, góp phần bảo vệ môi trường; năng lượng tái tạo đồng thời còn góp phần xây dựng lối sống xanh bền vững cho cư dân.
Đặc biệt, trong tình trạng ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề được quan tâm toàn cầu; chất lượng sống ngày càng nâng cao khiến người mua không chỉ tìm kiếm không gian để ở, mà phải đáp ứng tiêu chí xanh, trong lành đã tạo đà cho các công trình xanh với ứng dụng năng lượng tái tạo trở thành xu hướng tất yếu ở hầu hết quốc gia trên thế giới.
Bắt kịp xu hướng
Theo thông kê của Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam là 57%, đặc biệt ở các thành phố lớn. Thực trạng này kéo theo thách thức về giải pháp kết nối nhà ở, giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch, khan hiếm về vật liệu xây dựng và đáng kể là chất lượng không khí.
Do vậy, những năm gần đây, ngày càng nhiều khách hàng hiện đại, suy nghĩ cấp tiến quyết định mở hầu bao đầu tư vào không gian sống xanh chất lượng tích hợp công nghệ thông minh tại các đô thị sinh thái.
Tại hội thảo "Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh", đại diện Bộ phận Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Công ty Neilsen Việt Nam cho biết, người tiêu dùng Việt ngày càng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu cam kết "xanh" và "sạch". Cụ thể, có hơn 4 trong 5 người được hỏi sẵn sàng chi trả cao hơn để mua các sản phẩm có cam kết về những tác động tích cực đến môi trường và xã hội.
Novaland định hướng phát triển dự án Aqua City theo hướng sinh thái thông minh bền vững.
Thích ứng với xu thế phát triển bền vững, nhiều công ty bất động sản lớn đã bắt đầu theo đuổi các tiêu chí xanh trong dự án của mình.
Tại miền Nam có thể kể đến dự án khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City ở phía Đông TP.HCM. Dựa trên những ưu điểm nổi bật về vị trí và điều kiện tự nhiên hiện hữu, dự án đã được Tập đoàn Novaland phát triển theo mô hình đô thị sinh thái thông minh bền vững, hiện đại nhưng tôn trọng thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
Không chỉ kiến tạo nên không gian sống xanh, đầy đủ tiện ích, nhà phát triển dự án còn hướng tới xây dựng một đô thị bền vững bao gồm: Năng lượng thông minh, nước thông minh, chất thải thông minh, an ninh và an toàn thông minh...và nhất là phát triển một Cộng đồng văn minh.
Chia sẻ hướng đi chiến lược này, đại diện Tập đoàn Novaland cho hay: "Novaland đã xây dựng và cụ thể hóa chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng tạo lập và chia sẻ các giá trị bền vững lâu dài với những bên liên quan, phù hợp với xu thế phát triển hội nhập toàn cầu và cụ thể hóa 17 mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) của Liên Hợp Quốc."
Mới đây, Nhà phát triển dự án đã ký kết hợp tác với TTC Energy để ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh dựa trên nền tảng năng lượng mặt trời tại các tiện ích công cộng và khu Smart Town thuộc dự án Aqua City.
Động thái này của Novaland được xem như bước tiến nhằm hiện thực hóa cam kết xây dựng khu đô thị sinh thái thông minh, tạo cho Aqua City trong bối cảnh lối sống xanh bền vững.