Sự kiện

Việt Nam chỉ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân khi đảm bảo chắc chắn các yếu tố an toàn

Thứ hai, 21/3/2011 | 14:08 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Vụ nổ tại các Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ở Nhật Bản do ảnh hưởng của động đất và sóng thần đã gây tâm lý hoang mang lo lắng không ít cho người dân về độ an toàn của Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sắp xây dựng ở Ninh Thuận. </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: Việt Nam sử dụng lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3 hoặc 3+, kỹ thuật tiến bộ hơn hẳn lò phản ứng hạt nhân thế hệ 2 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ở Nhật Bản. Hơn nữa, Việt Nam sẽ chỉ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân khi đảm bảo chắc chắn các yếu tố an toàn cho môi trường và cuộc sống người dân. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về vấn đề này.</span><br /> &#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><em>PV: </em></strong><em>Thưa Bộ trưởng, sau vụ nổ tại các Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, dư luận cũng rất lo ngại về sự an toàn của các Nhà máy điện hạt nhân sắp được xây dựng tại Ninh Thuận. Bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><br /> Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: </strong>Sự lo ngại của mọi người là chính đáng vì nó liên quan tới sự an toàn tính mạng con người và an toàn môi trường, nhất là đối với những nước mới bắt đầu phát triển điện hạt nhân như Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương theo dõi sát thông tin để có định hướng xử lý phù hợp. Thực tế, Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản thuộc thế hệ thứ 2 được xây dựng vào thập kỷ 70 cho nên nguyên lý an toàn thụ động chưa được áp dụng. (Một trong những nguyên lý an toàn thụ động là, khi xảy ra sự cố mất nước trong vùng hoạt của lò phản ứng thì nước từ bình chứa dự trữ trên nóc lò phản ứng tự động chảy xuống để làm nguội vùng hoạt của lò mà không cần phải sử dụng máy bơm nước như ở nhà máy Fukushima I của Nhật Bản- PV). Riêng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Nghị quyết của Quốc hội đã khẳng định phải sử dụng lò phản ứng hiện đại thuộc thế hệ thứ 3 hoặc 3+ hoạt động theo nguyên lý an toàn thụ động. Vì vậy, nếu xảy ra sự cố như ở nhà máy Fukushima I thì nhà máy sẽ tự động xử lý, không cần tác động của con người cũng như không cần sử dụng nguồn điện bổ sung, đảm bảo độ an toàn và kinh tế. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đây là một trong những công nghệ hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Ngoài ra, việc lựa chọn công nghệ, địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam cũng đã được tính toán mức độ an toàn rất kỹ dựa trên rất nhiều tiêu chí, trong đó, tiêu chí an toàn cho con người và môi trường sẽ được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình xây dựng báo cáo khả thi, việc khảo sát độ an toàn không chỉ đánh giá nền đất, địa chất, khả năng xảy ra động đất mà còn quan tâm cả tới khả năng bị ảnh hưởng bởi chấn động từ các khu vực xung quanh. Từ nay đến năm 2014 là thời gian các đơn vị nghiên cứu hoàn thành báo cáo khả thi. Việc Dự án có tiếp tục triển khai hay không sẽ phụ thuộc vào những kết quả nghiên cứu ở báo cáo khả thi. Nếu phát hiện có những yếu tố chưa đảm bảo an toàn cho người dân thì sẽ không triển khai.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong><em>PV: </em></strong><em>Thưa Bộ trưởng, Việt nam vẫn được coi là nước có rất nhiều tiềm năng về các nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường. Tại sao chúng ta không khai thác sâu vào lĩnh vực này thay vì quan tâm đến điện hạt nhân.</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng:</strong> Hiện nay, nguồn năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt, lại gây ảnh hưởng quá lớn tới môi trường, và không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của toàn xã hội. Nếu không nhanh chóng tìm ra phương án bù đắp vào sự thiếu hụt này thì giai đoạn tới, nước ta sẽ rơi vào tình trọng thiếu điện nghiêm trọng. Đầu tư vào phát triển bền vững năng lượng tái tạo đang là hướng đi được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, nguồn thủy điện gần như đã được khai thác tối đa, nhất là các công trình thủy điện lớn, thủy điện nhỏ thì hiệu quả kinh tế không cao. Nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt tuy rất tiềm tàng nhưng để khai thác được cần có thời gian. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là chi phí đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Trong khi đó, năng lượng hạt nhân lại hoàn toàn sạch (trong khía cạnh khai thác và sử dụng), đã và đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng rất hiệu quả. Những ảnh hưởng do sự cố như động đất, sóng thần thì hoàn toàn có thể giảm thiểu và phòng tránh nếu thiết kế theo đúng công nghệ hiện đại hiện nay. Mục tiêu của Chính phủ là sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và phải đảm bảo an toàn tối đa. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn có cơ chế chính sách khai thác thích hợp đối với các nguồn năng lượng khác.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong><em>PV: </em></strong><em>Thưa Bộ trưởng, một trong những băn khoăn lớn nhất của dư luận hiện nay là đội ngũ nhân lực đã được chuẩn bị như thế nào cho một nền công nghệ hoàn toàn mới mẻ như năng lượng nguyên tử ở Việt Nam?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng:</strong> Để có một nhà máy điện hạt nhân đi vào vận hành ổn định, nhân lực là khâu đặc biệt quan trọng trong để thực hiện rất nhiều công đoạn như: hoạt động nghiên cứu khả thi dự án, thiết kế và quản lý dự án, xây dựng nhà máy, chạy thử, vận hành và bảo dưỡng nhà máy, kiểm tra chất lượng… Ngoài ra còn cần đến một lực lượng không nhỏ các chuyên gia luật và pháp quy hạt nhân, các chuyên gia nghiên cứu và phát triển (R&amp;D) không chỉ cho dự án nhà máy đầu tiên mà còn cho cả chương trình điện hạt nhân tiếp theo. Thông thường, mỗi nhà máy điện hạt nhân công suất 2.000 MW cần khoảng một ngàn người ở trình độ đại học, cao đẳng, trong khi Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên công suất 2.000 MW nên nhu cầu về nhân lực càng lớn. Cách đây nhiều năm, Chính phủ đã có chủ trương đào tạo lực lượng cán bộ đầu ngành trong lĩnh vực điện hạt nhân và hiện đang công tác tại các cơ quan như: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&amp;CN), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Điện lực, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội và TP HCM).... Đây là đội ngũ cán bộ nòng cốt sẽ tham gia vào các nhiệm vụ của chương trình điện hạt nhân. Chúng ta cũng đang tiếp tục cử cán bộ, sinh viên đi đào tạo ở Hàn Quốc, Nga… về lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đồng thời, đồng thời xây dựng kế hoạch kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo trong nước và nước ngoài. Tất nhiên nhà máy đầu tiên của chúng ta sẽ xây dựng theo hình thức “chìa khóa trao tay” nên các công đoạn như thiết kế dự án, xây dựng nhà máy, chạy thử, vận hành và bồi dưỡng sẽ có sự trợ giúp tích cực của đội ngũ chuyên gia nước ngoài. Sau đó, chúng ta sẽ dần tiếp quản và làm chủ công nghệ. Chắc chắn, đến năm 2020 chúng ta sẽ có đủ nguồn nhân lực cần thiết hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!</em><br /> </span></p> Ngọc Loan (thực hiện)