Tin thế giới

Bài học từ Đan Mạch về giải quyết vấn đề thiếu năng lượng

Thứ hai, 11/8/2008 | 10:03 GMT+7
Trước khi hai ứng cử viên tổng thống, ông McCain và Barack Obama hứa hẹn thêm một điều gì về chính sách năng lượng trong tương lai, có lẽ hai ông này nên đến thăm Đan Mạch.

Hệ thống sản xuất năng lượng mới của Đan Mạch cho phép người tiêu dùng bán lại lượng điện không sử dụng hết cho công ty điện ở mức 85% giá thành.

Đan Mạch đã làm được điều mà nhiều nước khác không làm được: đạt được sự độc lập về năng lượng. Trong khi tổng số năng lượng nhập khẩu của châu Âu tăng 2,4% trong năm 2006, con số này tại Đan Mạch chỉ là -8%. Trên thực tế, tỷ lệ phụ thuộc vào năng lượng của Liên minh châu Âu là 54% trong khi con số này tại Đan Mạch chỉ là -37%.

Theo ông Steve Pullins, một đại diện của Bộ Năng Lượng Mỹ, nước Mỹ nên học theo mô hình của Đan Mạch.

Thay cho hệ thống truyền thống, năng lượng phân phối dựa trên những thiết bị sinh năng lượng như những tấm pin mặt trời hay tuốc bin sử dụng khí gas tự nhiên được lắp đặt gần nơi tiêu thụ để bổ sung hoặc thay thế cho hệ thống điện hiện có.

Ngoài việc sử dụng năng lượng từ hệ thống điện, người sử dụng có thể nạp thêm năng lượng vào hệ thống sẵn có. Nếu lượng điện từ pin mặt trời không tiêu thụ hết, người ta có thể nạp lại số năng lượng đó vào hệ thống đang sử dụng và vì thế tăng tổng nguồn cung điện hiện có.

Những công nghệ khác dùng để đáp ứng nhu cầu người dùng, tính năng điều khiển của người sử dụng và lưu trữ năng lượng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối năng lượng mới này. Điểm đặc biệt của hệ thống mới là một bộ đo thông minh cho phép năng lượng truyền tải hai chiều.

Hệ thống này hiệu quả hơn hệ thống truyền thống rất nhiều, theo đó những nhà máy điện trung tâm truyền điện một chiều đến người dùng. Khá nhiều năng lượng tiêu hao thành nhiệt và bị mất đi trong quá trình truyền tải, chỉ khoảng 1/3 lượng năng lượng chuyển thành điện.

Năm 2005, hệ thống năng lượng mới của Đan Mạch sản sinh khoảng một nửa lượng điện , lượng khí thải carbon giảm chỉ còn bằng một nửa so với mức của những năm 1990. Tháng 7, Đan Mạch công bố kế hoạch triển khai hệ thống điện thông minh đắt nhất thế giới, như vậy hệ thống điện mới sẽ trở thành nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu.

Đan Mạch đã mất khoảng hai thập kỷ mới có thể triển khai được hệ thống điện mới, tuy nhiên điều quan trọng nhất là việc đưa vào sử dụng bộ đo thông minh giúp những công ty sản xuất điện có thể mua lại điện từ người tiêu dùng với mức giá bằng 85% giá thành. Thành công của Đan Mạch là động lực khiến nhiều nhà hoạch định chính sách và công ty năng lượng cân nhắc lại hướng phát triển của ngành năng lượng nước này.

Cũng giống như các ngành kinh doanh khác, những công ty sản xuất điện cũng phải chịu áp lực mang lại lợi nhuận cho các khoản đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Hệ thống mới cần khoảng thời gian đầu tư dài hơn và tiền đầu tư nhiều, thời gian mang lại lợi nhuận lâu hơn.

Tại nhiều vùng của nước Mỹ, những nhà hoạch định chính sách đã sử dụng nhiều khoản hoàn thuế và tiền vay ngân hàng để đầu tư vào công nghệ có giá thấp hơn mà không phải chịu cảnh phá sản.

Dự luật năng lượng năm 2005 yêu cầu tất cả những tòa nhà liên bang phải được trang bị bộ đo hai chiều và hệ thống quản lý năng lượng vào năm 2012. Tuy nhiên cho đến nay, kết quả chưa có gì nhiều.

Trong lúc đó, nhiều công ty và người tiêu dùng đã có những sáng kiến riêng để tiết kiệm năng lượng. Số lượng những công ty nhỏ và người tiêu dùng giảm dần sự phụ thuộc của họ vào hệ thống điện truyền thống tăng với tốc độ ấn tượng 33%/năm.

Tại California, 30% nhu cầu năng lượng của Google được cung cấp bởi hệ thống pin mặt trời lắp đặt trong khu công sở của công ty. Như vậy để những công ty khác trong thung lũng Silicon tiến hành biện pháp tương tự là điều rất khó.

Việc ngừng sử dụng điện gây rất nhiều thiệt hại cho công ty công nghệ cao thuộc thung lũng Silicon. Việc cắt điện sẽ khiến Sun Microsystems, một công ty sản xuất phần mềm, bóng bán dẫn và máy tính tại thung lũng Silicon mất khoảng 1 triệu USD/phút.

Tuy nhiên việc sử dụng năng lượng mặt trời mang lại khá nhiều lợi ích cho một số đối tượng khác. Năm ngoái, quân đội Mỹ tại Iraq đã lắp đặt khoảng 1.000 đèn đường chạy năng lượng mặt trời tại Fallujah, một thành phố tại miền Trung Iraq.

Ban ngày, những chiếc đèn này tích được rất nhiều năng lượng tức nắng nóng sa mạc và đến chiều tối, đêm, chúng chiếu sáng rất tốt. Năng lượng mặt trời như vậy đã mang lại ánh sáng cho một đất nước đã bị cắt điện liên tục 5 năm.

Theo Thông tin thương mại VN / Forbes