Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung:Thêm nhiều công trình đóng điện trong quý 2 năm nay

Thứ tư, 1/4/2009 | 13:33 GMT+7
Trong quý 2 năm nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung sẽ có một số công trình trọng điểm được Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) đầu tư xây dựng và  đưa vào vận hành.

 

Trạm biến áp 500kV đang được hoàn thiện để đóng điện

Có thể kể đến đó là trạm biến áp 500kV Quảng Ngãi (tức là trạm biến áp 500kV- 2x450MVA Dốc Sỏi được xây dựng giai đoạn này với 1 máy 450MVA tại huyện Bình Sơn – tỉnh Quảng Ngãi) để cấp điện cho khu kinh tế mở Dung Quất và đáp ứng nhu cầu phụ tải khu vực; đường dây 220kV Sê San 4 – Pheiku để nhận điện từ nhà máy thuỷ điện SêSan 4, trạm biến áp 220kV Tuy Hoà để nhận điện từ nhà máy thuỷ điện  Sông Ba Hạ qua đường dây 220kV Hạ Sông Ba - Tuy Hoà đã thi công hoàn thành và đóng điện đến sân phân phối nhà máy, 02 Ngăn xuất tuyến 110kV tại trạm cắt 220kV Thạnh Mỹ để nhận điện từ các nhà máy thuỷ điện YaHưng và 02 Ngăn xuất tuyến 110kV để nhận điện từ nhà máy thuỷ điện Sông Côn... Các công trình trên được Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (AMT) thay mặt chủ đầu tư là NPT quản lý dự án và Công ty Truyền tải điện 2, 3 là các đơn vị tiếp nhận quản lý vận hành.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết đây là các công trình trọng điểm trên nằm trong tổng sơ đồ phát triển lưới điện VI từ 2005 – 2010 có xét triển vọng 2020 trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây nguyên đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Trong quá trình thực hiện dự án  NPT đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai và quản lý tiến độ công trình một cách chặt chẽ. Hiện nay hầu hết các cán bộ, kỹ sư của Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (AMT); Các Công ty Truyền tải điện 2, 3 và các đơn vị thi công đã và đang ngày đêm thi công trên các công trường để hoàn tất các hạng mục cuối cung và từng bước nghiệm thu phục vụ đóng điện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là phải đóng điện các công trình sau: Công trình trạm biến áp 500kV Quảng Ngãi được xây dựng trên cánh đồng lúa tại huyện Bình Sơn-tỉnh Quảng Ngãi. Trạm được xây dựng thiết kế với quy mô 2 MBA 500kV - 450MVA, giai đoạn đầu lắp đặt 01 máy biến áp. các thiết bị chính của trạm do hãng Siemens ( Đức) cung cấp riêng máy biến áp 500kV là của hàng JSC Zaporozhtransformator ( Ucraina) cung cấp.  Diện tích của trạm trạm biến áp 500kV Quảng Ngãi  được xây dựng rộng trên 73000m2, hiện nay phần nhất thứ, của Trạm bao gồm 69 bộ Sứ đỡ 500kV; 33 bộ dao cách ly 500kV; 9 bộ máy cắt 500kV; 15 bộ máy biến áp 500kV ...đã được lắp đặt xong, máy biến áp  500kV và 220kV cũng đã thí nghiệm xong. Phần nhị thứ đã hoàn thành rãi cáp khu 500kV; đấu nối 9 tủ điều khiển và bảo vệ , đấu nối xong nhị thứ cho thiết bị nhất thứ ngoài trời và hoàn thiện hệ thống ăcqui 220VDC, 48 VDC, tủ nguồn và tủ sạc. Đang lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống phòng cháy chữa cháy. Theo kế hoạch dự kiến đóng điện vận hành vào tháng 06/2009.

Được sự đồng ý của NPT, Công ty Truyền tải điện 2 đã thành lập Trạm biến áp 500kV Quảng Ngãi (Truyền tải điện Quảng Ngãi) quản lý vận hành Trạm biến áp 500kV Quảng Ngãi . Đối với đường dây 220kV Đồng Hới – Huế giao cho 3 Truyền tải điện Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tiếp nhận vận hành. Công ty Truyền tải điện 3 đã giao Truyền tải điện Pleiku tiếp nhận vận hành đường dây 220kV Sê San 4 – Pleiku. Đến nay công tác chuẩn bị sản xuất đã được các đơn vị hoàn tất.

Bên cạnh đó, nhiều công trình đang được AMT tập trung đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành trong quý 2 nhằm dáp ứng tiến độ nhận điện từ các Nhà máy thuỷ điện. Trong đó: Đường dây 220kV Sêsan 4 – Pleiku dài trên 58km đi qua các huyện Iagrai, Chưpah thuộc tỉnh Gia Lai. Đến nay các đơn vị thi công đã đúc xong 156 vị trí móng; dựng 154/156 vị trí cột, đang triển khai kéo căng dây dẫn, chống sét. Để giải phóng mặt bằng hành lang tuyến, đang chờ UBND tỉnh ra văn bản mức hỗ trợ đất và nhà trong hành lang tuyến. Dự án đầu tư đường dây 220kV Đồng Hới – Huế . dài trên 174 km với 581 vị trí đi qua địa phận 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cũng đang được Ban AMT cùng các đơn vị hoàn tất giai đoạn cuối để có thể đóng điện vào cuối tháng 4 năm nay. Ngoài ra, 02 ngăn xuất tuyến 110kV đi YaHung và ngăn xuất tuyến 110kV đi Sông Côn tại trạm cắt 220kV Thạnh Mỹ đang thi công gấp rút nhằm truyền tải công suất của nhà máy thuỷ điện Ya Hưng và Sông Côn, tận dụng tối đa công suất của các nhà máy thuỷ điện. Về thiết bị của ngăn xuất tuyến 110kV đi Ya Hung đã AMT cấp đẩy đủ và đơn vị xây lắp đang thực hiện đồng thời với việc đạo tạo công nhân vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính. Để giải quyết vật tư thiết bị kịp lắp đặt cho ngăn xuất tuyến 110kV đi Sông Côn, NPT điều chuyển thiết bị từ nguồn hàng dự phòng của NPT, đồng thời đẩy mạnh công tác thủ tụcễnây dựng cơ bản, rút ngắn thời gian kiểm tra, xem xét, trình duyệt để sớm khỏi công ngăn xuất tuyến  này. 

Phải nói rằng trong quá trình thi công, vướng mắc lớn nhất đó là công tác đền bù giải phóng mặt bắng luôn gặp rất nhiều khó khăn, theo ghi nhận của chúng tôi bất cứ một công trình đường dây nào cũng vướng mắc về điều kiện nhà tồn tại trong hành lang, chính sách và đơn giá đền bù, các chế độ hổ trợ của địa phương...  Để sớm đưa các công trình trên vào vận hành, NPT đã yêu cầu AMT tập trung tranh thủ sự giúp đỡ của địa phương giải quyết dứt điểm công tác đề bù giải phóng mặt bằng và đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với các Công ty Truyền tải điện 2, 3 tổ chức giám sát thi công, nghiệm thu kỹ thuật cũng như hoàn tất công tác chuẩn bị sản xuất các công trình nói trên.Việc sớm hoàn thành và đưa vào vận hành các công trình lưới điện trên vào quý 2 năm nay  sẽ góp phần rất lớn để truyền tải công suất từ các nhà mày đến từng phụ tải, nhất là mùa khô năm nay. Đây cũng là một yếu tố góp phần rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội không chỉ của các tỉnh miền Trung mà còn của cả nước.

Bài và ảnh: Quang Thắng