CTCK khéo co thì ấm
Thứ ba, 18/10/2011 | 15:52 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Cơ quan quản lý vừa đưa ra ước tính trong quý III/2011 có ít nhất 80 CTCK thua lỗ và hết quý III vẫn có 70 CTCK lỗ lũy kế. Các con số không quá bất ngờ trong bối cảnh TTCK ảm đạm. Dù khó khăn và bế tắc nhưng trào lưu đào thải các CTCK vẫn chưa thể bắt đầu. CTCK đang tìm mọi giải pháp vượt qua sự đào thải.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
Cơ quan quản lý vừa đưa ra ước tính trong quý III/2011 có ít nhất 80 CTCK thua lỗ và  hết quý III vẫn có 70 CTCK lỗ lũy kế. Các con số không quá bất ngờ trong bối cảnh TTCK ảm đạm. Dù khó khăn và bế tắc nhưng trào lưu đào thải các CTCK vẫn chưa thể bắt đầu. CTCK đang tìm mọi giải pháp vượt qua sự đào thải.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>HSC: 18% thị phần mới hòa vốn</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
145,5 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế của CTCK TP. HCM (HSC) trong 9 tháng đầu năm, đang tạm thời là con số lợi nhuận tuyệt đối cao nhất trong khối chứng khoán (ngay sau đó là CTCK Kim Long với 139,4 tỷ đồng). Xét trên tất cả các mặt hoạt động, HSC có ưu thế lớn. Về môi giới, HSC có thị phần đứng thứ 2 trên cả hai sàn; khách hàng khá đồng đều, ổn định giữa khối cá nhân và tổ chức. Về tự doanh, HSC gần như "sạch sẽ" do không vướng các khoản trích lập dự phòng mới khi tỉnh táo đứng ngoài thị trường suốt hai năm qua. Với mảng tư vấn, trước đây, các đối thủ cạnh tranh vẫn quen nhìn HSC bằng "nửa con mắt". Nhưng HSC vừa tạo dấu ấn mới với một thương vụ lớn: tư vấn bán cổ phần của Megastar thu về hơn 24 tỷ đồng tiền phí. Hai thương vụ quy mô tương đương sắp công bố có thể ghi nhận doanh thu ngay trong năm nay.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thế nhưng, một sự thật gây sốc về hậu trường hoạt động khối CTCK được ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc HSC tiết lộ: dù đứng ở ngôi vị số 2 nhưng doanh thu môi giới của Công ty chỉ mới bù đắp được 60% chi phí. Để hòa vốn, thị phần của HSC phải chiếm khoảng 18% - con số mà chưa CTCK nào chạm tới kể từ khi thị phần môi giới được công khai. Có lợi nhuận, HSC là một trong các đốm sáng hiếm hoi trong bức tranh xám về hoạt động của các CTCK. Áp lực nặng nề với phần còn lại: thanh khoản thị trường đi xuống khiến hoạt động môi giới không hiệu quả, tự doanh bế tắc khi thị trường không có các con sóng tầm cỡ, miếng bánh trong mảng tư vấn vốn đã quá nhỏ lại bị các "ông trùm" phân chia thị phần. Vậy lợi nhuận của HSC bắt nguồn từ đâu? Trong 3 quý đầu năm, HSC đã thu về hơn 105 tỷ đồng từ các khoản thu khác liên quan đến hoạt động môi giới, cung cấp các dịch vụ gia tăng cho khách hàng: phí margin, phí ứng trước tiền mua/bán chứng khoán. Lớn hơn, 116 tỷ đồng thu lãi tiền gửi. HSC gọi đó là nghiệp vụ "kinh doanh nguồn vốn" trong kịch bản thị trường đi xuống.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Trên diện rộng: "cái chết" từ từ</strong><br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Liệu bao nhiêu CTCK đạt đẳng cấp môi giới và có được trên 1.000 tỷ đồng tiền mặt như HSC? Có nhưng số CTCK chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một điều đáng lưu ý trong bảng xếp hạng thị phần môi giới vừa được công bố là lần đầu tiên, nhóm CTCK Top 10 đã vươn lên chiếm gần 60% tại HOSE. Mức tăng 10% phá vỡ trật tự ổn định tương đối suốt hai năm qua. Biến động này đến từ việc nhóm các CTCK nửa dưới bảng xếp hạng tự tụt hậu. Sự thu hẹp còn kéo phí từ các dịch vụ hỗ trợ giao dịch cũng giảm theo tương ứng. Và khi một CTCK hàng đầu chưa thể sống bằng phí thì có cơ may nào cho các “cậu bé tý hon” tránh sa lầy?<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Bất chấp đợt phục hồi bất ngờ của thị trường trong nửa đầu tháng 9, tự doanh nhiều CTCK lớn như SSI, HSC, VN Direct, Kim Long… vẫn án binh bất động. "Trong điều kiện lý tưởng, HSC vào đúng thời điểm thì mức giá mua trung bình của chúng tôi cũng cao hơn mức giá đáy 20%. Điều tương tự khi bán, mức giá trung bình thấp hơn đỉnh 20%. Sự chênh lệch còn lại mới là lợi nhuận của các CTCK", ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc HSC giải thích như vậy về sự lười biếng đầy chủ ý của HSC trước đợt phục hồi mang tính ngẫu hứng vừa qua.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chứng khoán bị ghẻ lạnh vì hai năm đằng đẵng thị trường không có một con sóng tầm cỡ. CTCK giữ tiền mặt thì không dám giải ngân. CTCK vướng vào các khoản tự doanh thì giữ mãi cũng không ổn mà giải quyết dứt điểm cũng không xong. Lý do là thanh khoản thị trường. Và khi thị trường đi xuống thì DN lấy đâu ra động cơ niêm yết, phát hành, tăng vốn? CTCK kiếm đâu ra phí? Cái chết từ từ trên diện rộng đến với nhiều CTCK biểu hiện ở số lượng CTCK thua lỗ ngày một nhiều.<br />
<br />
 <br />
<strong>Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm</strong><br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Sau khi đã giảm thiểu nhân viên, đóng cửa chi nhánh tại Hà Nội, kết quả kinh doanh của quý III của CTCK Âu Việt (AVS) đã giảm lỗ từ vài chục tỷ đồng quý trước xuống còn vài tỷ. Lý do chủ yếu là AVS phải trích lập dự phòng. Ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch HĐQT AVS cho biết, mối bận tâm lớn nhất của AVS là các khoản tự doanh trước đây. Loại trừ điều này, hoạt động chung của AVS hiện không đáng lo ngại khi AVS có thu nhập từ khoản tiền gửi ngân hàng, đủ trang trải cho III/2011 được nhìn nhận sẽ phụ thuộc hai yếu tố. Thứ nhất là thu nhập từ lãi tiền gửi. Thứ hai là danh mục đầu tư mà các CTCK đang mắc kẹt trước đây. Nếu như chiếc phao cứu sinh thứ nhất giúp nhiều CTCK duy trì hoạt động thì các khoản trích lập dự phòng sẽ mang ý nghĩa quyết định tới kết quả kinh doanh cuối cùng. Vì lý do này, các CTCK lớn như SSI, HSC, KLS có nhiều lợi thế. Nhiều CTCK khác như SBS, SME, SHS, SVS, BVS… sẽ có kết quả không khó để đoán định. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong quý III, một số CTCK chuyển hướng sang đầu tư BĐS. Nhưng thu hẹp hoạt động là xu thế chung tự bơi của các CTCK. Thua lỗ và khó khăn mọi bề nhưng sự đào thải vẫn chưa thể bắt đầu: CTCK Tầm nhìn có vốn chủ sở hữu thấp nhất thị trường (còn 8,8 tỷ đồng cuối năm 2010) khi sắp sửa lâm nguy lại được cổ đông lớn bơm tiền tăng vốn điều lệ từ 45 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng. Hiện tượng này tái lặp ở chỗ này chỗ khác: nhiều CTCK tương tự duy trì hoạt động khi phía sau là các ngân hàng, ông chủ lớn dư dả tiền mặt chống lưng. Sự tồn tại kỳ vọng vào cánh cửa thoát hiểm gần nhất mở ra khi thị trường ấm lên. Xa hơn, các ông chủ lớn kỳ vọng có thể thoái vốn cho đối tác nước ngoài bắt đầu từ năm 2012. Nhưng thị trường có sớm ấm lên hay không thì đến giờ này, không ai dám khẳng định.<br />
<br />
</span></p>
Theo: Tin nhanh chứng khoán