Sự kiện

Các dự án lưới điện Hà Nội vướng mắc về mặt bằng và vốn

Thứ tư, 20/7/2011 | 16:07 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung cấp điện cho TP Hà Nội giai đoạn 2010-2011, Bộ Công thương, UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Ðiện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, bảo đảm cấp điện ổn định, liên tục, an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn thời gian qua.</p>
<p><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Công nhân Công ty Điện lực Hà Nội kiểm tra thiết bị trạm biến áp. Ảnh: Nhân dân</span></span></p> <p>&#160;</p> <p><span style="font-size: small;">Tuy nhiên, hiện nay Hà nội đứng trước nguy cơ bị cắt điện luân phiên trong những năm tới, vì các dự án cải tạo, xây mới hệ thống điện đang bị ách tắc do mặt bằng và vốn đầu tư.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo Báo cáo tình hình cung cấp điện sáu tháng đầu năm, các giải pháp bảo đảm cấp điện sáu tháng cuối năm 2011 và hè năm 2012 của EVN HANOI, hiện tại Hà nội đang được cung cấp điện từ sáu trạm biến áp 220 kV với tổng dung lượng khoảng 2.600 MVA. Với công suất đỉnh là 2.021 MW, vào ngày nóng nhất (6-7) vừa qua thì Hà Nội đã dùng khoảng 80% công suất các trạm biến áp 220 kV cấp điện cho Hà Nội. Trong sáu tháng đầu năm 2011, do phụ tải tăng không cao, Hà Nội đã không phải cắt điện tiết giảm, nếu phụ tải tăng 14%/năm như dự kiến thì chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nếu tình hình đầu tư cải tạo và xây mới hệ thống lưới điện không được cải thiện thì có thể ngay trong mùa hè năm 2012 dù nguồn điện quốc gia không thiếu thì Hà Nội vẫn có thể phải cắt điện luân phiên. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong danh mục các công trình lưới điện 220 và 110 kV cấp bách bảo đảm cấp điện TP Hà Nội giai đoạn 2010 - 2011 và những năm tiếp theo, kèm theo Văn bản số 1785/BCT-NL ngày 11-2-2010 của Bộ Công thương gửi UBND thành phố Hà Nội để phối hợp thực hiện các giải pháp bảo đảm cấp điện cho TP Hà Nội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, có 11 trạm biến áp 220 kV và 10 đường dây 220 kV cần hoàn thành việc xây mới và cải tạo chủ yếu là trong năm 2011. Tuy nhiên, cho đến nay ba trạm biến áp 220 kV xây mới là Thành Công, Vân Trì, Tây Hồ và các đường dây cấp điện cho các trạm này chưa được đưa vào sử dụng. Trạm biến áp 220 kV Thành Công đã lắp đặt xong máy nhưng đang 'đắp chiếu' vì đường dây Hà Ðông - Thành Công chưa xây dựng xong. Ðặc biệt, Trạm 220 kV Tây Hồ một năm rưỡi đã trôi qua vẫn chưa có mặt bằng để triển khai xây dựng mặc dù máy móc thiết bị đã được đặt hàng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Về lưới điện 110 kV, các dự án xây dựng trạm 110kV và nhánh rẽ 110 kV như: Trôi, Bắc An Khánh, Quang Minh, Mỗ Lao, Gia Lâm 2 tất cả đều đang vướng mắc về mặt bằng. Ðặc biệt, việc xây mới Trạm biến áp 110 kV tây Hồ Tây và nhánh rẽ cũng đang rơi vào bế tắc. Ðược biết, từ ngày 9-4-2010 UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp này, nhưng vừa qua EVN HANOI tổ chức đo vẽ bản đồ 1/500 thì các hộ dân tại xã Ðông Ngạc, huyện Từ Liêm đã tập trung phản đối không cho cán bộ, phương tiện thực hiện việc đo vẽ. Ðứng giữa cánh đồng chỉ có cỏ hoang, cây dại, một vài mảnh ruộng trồng rau muống hoặc trồng chuối, nơi được quy hoạch xây dựng Trạm biến áp 110 kV tây Hồ Tây, Trần Chí Trung cán bộ Ban quản lý dự án thuộc EVN HANOI cho biết, toàn bộ khu đất rộng lớn này đã được quy hoạch để xây dựng Khu đô thị tây Hồ Tây và Khu Ngoại giao đoàn, thế nhưng hôm chúng tôi tổ chức đo vẽ bản đồ 1/500 của trạm này, khoảng 40 người dân đã ra ngăn cản, vì vậy công việc đo vẽ đành phải dừng lại.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trao đổi ý kiến với chúng tôi về vấn đề này, Phó Tổng giám đốc EVN HANOI Bùi Duy Dụng cho biết: Rất nhiều khó khăn trong công tác thỏa thuận tuyến, vị trí trạm và đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án xây mới đã được EVN HANOI tổng hợp chi tiết gửi các cấp, các ngành liên quan. Trước hết là, hiện nay quỹ đất của thành phố còn rất ít, do vậy trong quá trình thỏa thuận vị trí trạm và tuyến đường dây phải lựa chọn nhiều vị trí khác nhau mới có được vị trí chính thức để triển khai lập dự án. Ðặc biệt đối với những vị trí nằm không đúng vị trí dự kiến trong Tổng sơ đồ lưới điện được phê duyệt lại phải xin cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch kết dây cho phù hợp, ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ triển khai dự án.<br /> <br /> Mặt khác, thủ tục hồ sơ để được cấp đất phải xin thỏa thuận qua nhiều cấp do vậy mất rất nhiều thời gian. Một số dự án thực hiện trong các thời điểm Nhà nước, TP Hà Nội thay đổi các trình tự thủ tục, các quy định về hồ sơ xin cấp đất càng bị kéo dài, khó khăn. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, việc làm đường tạm vào những vị trí xa đường giao thông; thủ tục mượn đất thi công và đền bù hoa màu; phải làm việc với nhiều cấp chính quyền đối với những dự án lưới điện đi qua nhiều quận, huyện, xã, phường; người dân đòi hỏi hỗ trợ thêm ngoài chính sách quy định... đều ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Việc thỏa thuận kiến trúc đối với các tuyến dây 110 kV cải tạo và xây mới cũng đang gặp những trở ngại lớn. Hiện tại có rất nhiều tuyến dây Sở Quy hoạch và Kiến trúc muốn xây dựng ngầm. Vẫn biết ngầm hóa các công trình lưới điện là cần thiết cho một đô thị hiện đại, tuy nhiên hiện nguồn vốn để đầu tư lại đang rất khó khăn. Theo tính toán của EVN HANOI, nếu xây dựng một km đường dây 110 kV thì 'đi nổi' chỉ hết 6,5 tỷ đồng, nhưng nếu 'đi ngầm' tiêu tốn 75 tỷ đồng. Ðây quả là bài toán khó tìm được lời giải, do đó quá trình thỏa thuận kiến trúc cho các tuyến dây cũng mất rất nhiều thời gian.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Về nguồn vốn để đầu tư phát triển lưới điện giai đoạn 2011 - 2015, theo báo cáo của EVN HANOI, tổng vốn đầu tư cho việc bảo đảm cung cấp điện và phát triển điện lực TP Hà Nội đến năm 2012 dự kiến là hơn 6.254 tỷ đồng. Tuy nhiên theo EVN HANOI, đến nay các nguồn vốn tổng công ty dự kiến vay được để đầu tư mới chỉ có 1.514,5 tỷ đồng. Như vậy là so với tổng vốn dự kiến còn thiếu đến 4.739,5 tỷ đồng chưa có nguồn. Nguồn vốn đầu tư để phát triển lưới điện giai đoạn 2011 - 2015 còn khó khăn hơn. Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến theo quy hoạch phát triển lưới điện trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (có xét đến năm 2020) là khoảng 21.513 tỷ đồng. Vốn do EVN HANOI thu xếp là 15.524 tỷ đồng. Trong đó, đối với các công trình trọng điểm trong năm 2011 - 2012 thực hiện các giải pháp cấp bách theo Công văn số 0215/BCT-NL, ngày 7-1-2009 của Bộ Công thương, EVN HANOI mới chỉ thu xếp được 389,6/1.286,8 tỷ đồng. Ðối với khối lượng đầu tư còn lại theo quy hoạch, dự kiến đến nay EVN HANOI chỉ có thể thu xếp được 1.514,5/14.237,2 tỷ đồng. Lý giải việc này, EVN HANOI cho biết, việc huy động các nguồn vốn đầu tư lưới điện gặp rất nhiều khó khăn do nguồn vốn khấu hao cơ bản của tổng công ty chỉ đủ trả gốc và lãi hằng năm. Các công trình đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 chủ yếu bố trí bằng vốn vay tín dụng thương mại, do vậy việc tiếp tục vay vốn tín dụng thương mại (với lãi suất 14 đến 17%, thời gian trả gốc ngắn) để đầu tư sẽ làm cho tổng công ty gặp khó khăn trong việc cân đối tài chính (không có đủ nguồn vốn khấu hao cơ bản đối ứng 15% để vay vốn tín dụng thương mại trong nước và hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu cao).</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hơn lúc nào hết, EVN HANOI đang rất cần sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp một cách thiết thực, hiệu quả của Bộ Công thương, EVN và nhất là của UBND, các cấp, các ngành liên quan của TP Hà Nội. Hy vọng là những khó khăn vướng mắc nêu trên sớm được xử lý, khắc phục để Hà Nội sẽ không bị cắt điện luân phiên trong những năm tới.<br /> </span></p> Theo: Nhân dân