"Cái điện" làm giàu cho dân bản
Thứ năm, 13/10/2011 | 16:21 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Dự án cấp điện cho thôn buôn chưa có điện các tỉnh Tây Nguyên được xem là "tầm nhìn chiến lược" của Chính phủ và ngành điện để phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, đến thời điểm này, dự án đã có những thành công bước đầu như: Xóa dói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn.</p>
<br />
<p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;">Ánh sáng xóa nghèo</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Dự án triển khai tại 852 thôn buôn với điện tích sử dụng đất là 230.841 m2, tổng mức đầu tư 1.121 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 85%, vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 15%. Quy mô xây dựng của dự án gồm: 1.453 km đường dây trung áp, 1.338 đường dây hạ áp, 803 TBA, trang bị công tơ, nhánh rẽ và mạng điện trong nhà cho 63.286 hộ dân tại các địa phương.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng, dự án đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. ngoài ra, việc đưa điện lươi quốc gia đến từng hộ dân góp phần phát huy chính sách định canh, định cư đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tại tỉnh Gia Lai, có 25.964 hộ của 326 thôn, buôn, làng được hưởng lợi từ dự án. Tổng giá trị đầu tư tại địa phương này 357 tỷ đồng, gồm: Xây dựng 479 km đường dây trung áp, hơn 532,5 km đường dây hạ áp, 251 TBA có tổng dung lượng 15.402 kVA, trang bị hệ thống điện trong nhà cho các hộ dân <br />
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mới khang trang, trưởng thôn Ksor Kri (50 tuổi, thôn Mrông Ngó 3, xã La Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) từ tổn kể: "Trước đây, cả thôn mình đều thắp đèn dầu tối tăm lắm. Mỗi lần mình đi họp ở xã, nhìn thấy "cái điện" sáng trưng, cứ ước mong sao nó kéo dài đến tận thôn để bà con bớt khổ. Thế rồi năm 2009, nghe cấp trên thông báo rằng Nhà nước và ngành điện quan tâm cho kéo điện đến thôn mình và nhiều thôn khác nữa, bà con sướng cái bụng".</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img width="400" height="300" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/10/Hao huc cho dien ve.jpg" alt="" /></p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Háo hức đón điện về</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Từ khi có dòng điện ổn định, người dân địa phương đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Trong đó, sự thay đổi đáng kể là bà con khai thác được nguồn nước ngầm sâu hàng mấy chục mét nhờ vào hệ thống máy bơm chạy điện để tiếu tiêu cho cà phê, cao su, sắn, cây ăn quả ...</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Không chỉ làm đổi thay đời sống vật chất và tinh thần của người dân mà từ khu có điện, tại các xã vùng sâu, vùng xa này đã có nhiều cơ sở thu mua, chế biến nông sản tại chỗ, tiêu thu khá lớn  lượng nông sản của bà con, tránh bị tư thương ép giá như những năm trước.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, thời gian qua ngành Điện đã nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách để đưa dòng điện về khắp các địa phương, từ đô thị đến các vùng xa xôi cách trở, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu cháy bỏng được sử dụng điện của nhân dân. Dự án cấp điện các thôn buôn chưa có điện tỉnh Kon Tum hoàn thành vào cuối năm 2010; tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng gồm: Xây dựng 153,2 km đường dây trung áp, 88,7 km đường dây hạ áp, 94 TBA với tổng dung lượng 3.423 kVA, cấp điện cho 97 thôn làng với gấn 4.000 hộ dân.</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><img width="350" height="263" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/10/Tuoi nuoc vuon ca phe.jpg" alt="" /></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><span style="font-size: small;"><br />
Anh A Si (thôn Plây Wăk 2, xã Đăk Năng) kể: "Trước kia, để ươm cây giống trồng 1 ha cao su, vợ chồng mình phải quần quật đi gùi nước ở suối Đăk Pren xa cả mấy chục cây số, khổ cực lắm. Chừ có điện rồi, chỉ cần đóng máy bơm nước là nước dùng thoải mái. Nhờ có đầy đủ nước tưới nên nhà mình mở rộng trồng thêm được 3 ha cao su, 1 ha sắn, 3 sào lúa nước. Mỗi năm, vợ chồng mình dành dụm được gần 10 triệu đồng từ tiền bán nông sản"</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Quý "cái điện"</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ khi có điện, các xóm núi quạnh hiu, xa xôi hẻo lánh của Tây Nguyên đã gần hơn với mọi miền đất nước và cả thế giới nhờ vào những phương tiện thông tin đại chúng. Giữa nơi núi rừng heo hút, giờ đây những nhà máy, xí nghiệp đã lần lượt mọc lên. Những cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột sắn, mủ cao su ... tiêu thụ sản phẩm ngay tại chỗ cho nông dân, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, đưa miền đất này đi lên, cuộc sống ngày càng khởi sắc no đủ. Chính dòng điện đã góp phần làm nên điều kỳ diệu này.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Vừa rồi đến Gia Lai, tôi thật sự xúc động và vui mừng khi nghe già làng Rơ Châm Jú (70 tuổi làng Mrông Ngó 4, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) chia sẻ: "Bà con rất biết ơn Nhà nước và ngành điện đã đem ánh sáng đến đây. Nhờ có nó mà dân bản thoát được đói nghèo, lạc hậu. Già luôn nhắc nhở mọi người phải lo làm ăn, cho con cái đến trưởng học lấy cải chữ mới tiến bộ được, đặc biệt phải bảo vệ tuyệt đối lưới điện, không được trộm cắp, phá hoại nó. "Cái điện không sáng nữa bà con sẽ khổ".</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chính nhờ nhận thức như vậy nên giữa ngành điện và đồng bào dân bản đã tạo được mối quan hệ gắn kết sâu đậm. Anh Nguyên Đức Thăng (Điện lực Chư Păh, PC Gia Lai) cho biết: "Đồng báo ở đây thật thà, chất phác và rất quý anh em ngành điện. Chúng tôi rất mừng khi đồng bào tự giác cao trong việc bảo vệ lưới điện".</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ mục đích và những thành công bước đầu mang lại, có thể khẳng định. Dự án cấp điện cho thôn buôn chưa có điện các tỉnh Tây Nguyên không tính đến lợi nhuận kinh tế mà nhằm đến sự phát triển dân sinh, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn đồng bằng và miền núi.<br />
</span></p>
Theo: Báo CôngThương