Cần có quy định về nợ xấu cho công ty chứng khoán
Thứ tư, 2/11/2011 | 15:49 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Ủy ban chứng khoán nên ban hành quy định chi tiết về nợ xấu các công ty chứng khoán với nhiều điểm tương đồng nợ xấu của ngân hàng.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
Hiện nay với thực trạng nợ từ hoạt động giao dịch ký quỹ (margin) cũ và rủi ro khi triển khai margin mới, khả năng xuất hiện nợ xấu tại các công ty chứng khoán là khá cao.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán đề nghị UBCK cần sớm có quy định về nợ xấu của các công ty chứng khoán với cách hiểu nợ xấu margin là nợ có mức tài sản ròng (TSR) nhỏ hơn mức xử lý, hoặc hết hạn mà không thu được nợ gốc. Vị giám đốc này cũng chia nợ xấu của công ty chứng khoán thành 5 nhóm như ngân hàng.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhóm 1: Nợ đủ chuẩn, là các khoản margin được công ty chứng khoán đánh giá là có thể thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhóm 2: Nợ cần chú  ý, là các khoản margin có TSR rơi vào tình trạng cảnh báo, tức là nhà đầu tư chuẩn bị bổ sung tiền hay tài sản đảm bảo khác, hoặc là margin tuy có TSR tốt nhưng hết hạn và nhà đầu tư và công ty chứng khoán đang thảo luận để gia hạn, đảo thành margin mới… trong x ngày (margin là các khoản tín dụng ngắn hạn nên không thể áp mức 90 ngày như nợ cần chú ý của ngân hàng).<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn, là các khoản margin có TSR rơi về mức xử lý và nhà đầu tư chưa thấy bổ sung tài sản đảm bảo, tuy nhiên TSR vẫn lớn hơn 0, hoặc margin quá hạn của nhóm 2 mà nhà đầu tư và công ty chứng khoán không thể gia hạn hay đảo trong x ngày, buộc công ty chứng khoán phải tính đến việc bán.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, là các khoản margin có TSR < 0, tức là dù có bán đi, công ty chứng khoán vẫn chịu thiệt hại, hoặc margin nhóm 3 mà công ty chứng khoán có bán vẫn không thể thu đủ nợ (ví dụ mất thanh khoản, mất giá quá nhanh...).<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nợ nhóm 3 trở đi của ngân hàng được coi là nợ xấu, thì nợ nhóm 3 trở đi của chứng khoán cũng được coi là nợ xấu. Vị Giám đốc này cho biết việc sở dĩ coi nợ dưới chuẩn ngay khi TSR rơi về mức xử lý là bởi nhà đầu tư chỉ có tài sản đảm bảo hiện hữu duy nhất là chứng khoán.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tính đến thời điểm này, rất nhiều công ty chứng khoán đã có báo cáo tài chính quý III,  các khoản phải thu ở nhiều công ty đã giảm. Nợ phải thu giảm, thì nợ xấu margin... cũng giảm, kể cả các khoản khó đòi.<br />
</span></p>
Theo: Đầu tư chứng khoán