Cần xây dựng định mức phí truyền tải điện hợp lý

Thứ sáu, 30/9/2011 | 09:18 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Trong bối cảnh vốn đầu tư cho lưới điện truyền tải hàng năm rất lớn, nhưng định mức chi phí trong khâu truyền tải điện lại đang ở mức thấp, khiến tình hình thu xếp vốn của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) càng khó khăn hơn.</p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><img width="480" height="336" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/9/Bduong luoi TTai.JPG" alt="" /></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><br /> Phí truyền tải điện ở mức thấp gây khó khăn cho việc huy động vốn đầu tư công trình lưới điện truyền tải. Ảnh: Vũ Lam</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Khó huy động vốn</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Giai đoạn từ 2011 đến 2015, NPT phải hoàn thành khoảng 121 dự án điện 220 kV và 500 kV với tổng vốn đầu tư trên 116 nghìn tỷ đồng, trong đó đầu tư thuần là 84,6 nghìn tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 31,4 nghìn tỷ đồng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tuy nhiên, từ năm 2008 đến 2010 vốn khấu hao hằng năm của NPT luôn trong tình trạng không đủ trả nợ gốc và lãi vay. Trong khi đó định mức chi phí trong khâu truyền tải điện thấp, hiện chỉ ở mức 77,51 đồng/kWh, khiến NPT không đủ để bù đắp chi phí quản lý vận hành, chưa tính đến việc có lãi để tái đầu tư. Năm 2011 cũng là năm thứ ba liên tiếp, NPT không có đủ vốn đối ứng cần thiết tối thiểu là 15% cho đầu tư phát triển.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đối với Ban quản lý dự án các công trình điện miền Nam (AMN) - đơn vị được NPT giao đầu tư xây dựng phát triển lưới truyền tải điện khu vực phía Nam, khó khăn cũng không nhỏ. Trưởng ban AMN Nguyễn Tiến Hải nhận định, khó khăn cơ bản vẫn là thiếu vốn. AMN thường xuyên nợ các nhà thầu xây lắp, tư vấn, cung cấp vật tư thiết bị nhiều tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân vốn năm 2010 của Ban chỉ đạt 90% mức kế hoạch. Từ nay đến năm 2015, nhu cầu vốn cho đầu tư lưới truyền tải điện khu vực phía Nam rất lớn, ước tính lên tới 34 nghìn tỷ đồng. Như vậy, mỗi năm cũng cần ngót nghét 7 - 8 nghìn tỷ đồng để xây dựng lưới truyền tải điện nhằm tiếp nhận điện từ các trung tâm nhiệt điện lớn như Vĩnh Tân, Duyên Hải, Sông Hậu, Kiên Lương… Trong khi nguồn vốn của đơn vị hiện chỉ có thể cân đối được 20 đến 30% nhu cầu. Các hợp đồng vay vốn vay ODA hay các tổ chức tài chính như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)... đang đến thời điểm kết thúc, chờ điều chỉnh, chuyển tiếp hoặc đang quá trình thương thảo. Một số hợp đồng vay thương mại đã ký với các ngân hàng cũng bị đình trệ do biến động lãi suất. Việc vay vốn thương mại trong thời điểm này càng khó khăn vì nhiều ngân hàng chỉ đồng ý giải ngân và lãi suất cho vay từ 19% đến 22%/năm. Theo ông Hải, với mức lãi suất này thì AMN cũng như các đơn vị thi công không thể cáng đáng nổi.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Cần xây dựng phí truyền tải hợp lý</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> 6 tháng đầu năm 2011, nhờ được sự hỗ trợ của EVN và nỗ lực của NPT trong việc tìm nguồn vay, tình hình tài chính NPT đã bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, hiện NPT vẫn còn thiếu 2.120 tỷ đồng cho đầu tư, trong đó vốn tự có thiếu 939 tỷ đồng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo lãnh đạo của NPT, để đảm bảo nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011 đến năm 2015 và các năm tiếp theo, NPT đã xây dựng kế hoạch tài chính theo hướng phải đảm bảo nhu cầu đầu tư. Do nguồn thu chính của NPT là phí truyền tải, do đó kế hoạch tài chính được xây dựng chủ yếu thông qua chi phí truyền tải điện và tiết kiệm chi phí. Theo đó, với tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 là 116.024 tỷ đồng thì chi phí cho truyền tải điện trong các năm từ 2011 đến năm 2015 lần lượt là 75,77 đồng/kWh; 99,94 đồng /kWh; 121,84 đồng /kWh; 130,50 đồng /kWh và 137,03 đồng /kWh. Trong đó, riêng năm 2011, EVN cấp vốn bổ sung cho NPT là 300 tỷ đồng và năm 2012 có đánh giá lại tài sản với giá trị tăng thêm khoảng 6.000 tỷ đồng. Nếu kế hoạch này được chấp thuận, khả năng thu xếp vốn đầu tư của NPT mới được cải thiện, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển hệ thống điện và hoàn thành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. <br /> </span></p> Theo Tạp chí Điện lực chuyên đề Quản lý và Hội nhập