Có lẽ đã từ rất lâu rồi cái cảm giác mất điện mới lại có ở bản người Mông trên núi cao của huyện Mỳ Căng Chải này, bởi từ năm 2004 bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) bản Séo Xìn Hồ xã Lao Chải được đầu tư xây dựng TBA và lưới điện hạ thế. Từ đó cảnh tăm tối không còn nữa, những cái đèn dầu, đèn đốt bằng nhựa thông, sáp ong đã được cất đi thay bằng những bóng đèn Compacr, đèn nê ông, ánh sáng văn minh đã đến với những bản người Mông xa xôi.
Trạm biến áp Sép Xìn Hồ có công suất 160 kva – 35/0,4 kV cung cấp điện cho 200 hộ dân của 3 bản người Mông là Séo Xìn Hồ A, Séo Xìn Hồ B và bản Hờ Nhì Pá. Từ khi có điện về bản đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, chất lượng cuộc sống được nâng cao, đã có hơn nửa số gia đình dùng điện sắm được ti vi, đầu video, đài radio chạy điện. Đặc biệt trong các bản đã có hơn chục máy sát thóc, nhiều gia đình mua máy bơm nước chạy điện để tưới tiêu, sự vất vả trước kia phải dùng cối để giã gạo và tát nước vào ruộng ở nhiều nhà đã không còn nữa. điện đã góp một phần không nhỏ vào cuộc sống của 3 bản người Mông ở xã Lao Chải, nhờ có điện mà những chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ đến với người Mông nhanh hơn, tỷ lệ sinh đã giảm do biết áp dụng các biện pháp tránh thai…
Sau khi biết tin Trạm biến áp Sép Xìn Hồ cháy, lãnh đạo Chi nhánh điện Mù Căng Chải đã trực tiếp xuống tận nơi để kiểm tra, phải khẩn trương thay máy biến áp mới để cấp điện trở lại cho Séo Xìn Hồ. Nhưng một khó khăn rất khó vượt qua là việc thay máy mới không đơn giản như các nơi khác, không thể dùng phương tiện cơ giới để làm được, bởi vì đường lên bản dài khoảng 5 km lại toàn dốc đứng, không có đường cho xe ô tô lên, con đường duy nhất chỉ vừa lối dành cho người và ngựa. Trước kia khi xây dựng đường dây và trạm biến áp đưa điện về bản đơn vị thi công đã phải tháo rời máy, xả dầu ra từng cao rồi gùi lên, công việc rất tốn công sức và thời gian sau đó lại phải lắp ráp rồi thí nghiệm trước khi đóng điện vận hành.
Nay thì không thể làm được vì không có thời gian, làm cách nào để đưa máy mới lên bản được sớm đóng điện cho máy vào vận hành, cả Chi nhánh bàn cách tháo gỡ, phương án đưa ra là vận động bà con giúp kéo máy lên núi. Trưởng Chi nhánh Nguyễn Xuân Nam trực tiếp xuống gắp Trưởng bản Séo Xìn Hồ B là Thào A Pháng và Chủ tịch xã Lao Chải Sùng A Phào, một cuộc họp được tổ chức ngay tại nhà trưởng bản giữa các già làng, các trưởng bản và đại diện các gia đình dòng họ lớn của 3 bản đề nghị bà con giúp đỡ đưa máy lên. Nghe tin có cuộc họp rất đông các gia đình đến dự, bằng vốn tiếng Mông đã có, Trưởng Chi nhánh Nguyễn Xuân Nam nói với bà con những khó khăn trong việc đưa máy lên núi để đóng điện phục vụ bà con nhưng không có đường lên. Các già làng, trưởng bản và tất cả mọi người dự họp đều nhất trí huy động mọi người tham gia kéo máy. Trưởng bản Séo Xìn Hồ B Sùng A Tính nói: “Chi nhánh điện không lo cả 3 bản sẽ huy động sẽ huy động hết các gia đình xuống núi giúp Chi nhánh đưa máy lên. Thế là ổn rồi, không ngờ việc tưởng khó hóa ra lại dễ ngoài sức tưởng tượng của cả Chi nhánh.
Từ quốc lộ 32 ngược dốc về bản Séo Xìn Hồ, phải đưa máy qua cầu treo suối Nậm Kim, con đường nhỏ dốc núi chênh vênh, đi bộ không cẩn thận chỉ sơ sẩy một tý là lăn xuống vực ngay chứ chưa nói mang vác một vật gì, Chi nhánh điện Mù Căng Chải đã có sáng kiến gia công một bộ giá bánh lốp đặt máy lên để kéo như kéo phái vào mặt trận Điện Biên năm xưa.
Ngay từ sáng sớm, đã đông đủ các gia đình xuống tận quốc lộ 32, có tới gần 100 thanh niên, phân đa là các chàng trai, cô gái Mông, nhiều gia đình dắt theo cả ngựa để hỗ trợ, dây thừng chão to buộc chặt vào thân máy, hai thanh niên Mông to khỏe được phân công dùng một cây gỗ để sẵn sàng chèn máy khi có bất trắc. Bằng bất cứ giá nào không được để máy lăn xuống dốc, cả đoàn người như đàn kiến cần mẫn từng mét, từng mét nhích dần, chỉ dừng lại nghỉ ăn trưa một lúc rồi lại bắt tay vào việc ngay. Nếu không sẽ chậm tiến độ, quãng đường chỉ dài gần 5 km nhưng tưởng như rất dài, cũng rất may thời tiết ủng hộ không mưa nên đến 8 giờ tối máy đã đưa được lên đúng vị trí lắp đặt.
Thành công rồi, công nhân chi nhánh điện khẩn trương đấu nối đưa máy vào sẵn sàng đóng điện. Đúng 9 giờ tối mọi việc đã hoàn tất, ánh sáng điện lại bừng lên soi sáng những khuôn mặt thấm đẫm mồ hôi của tất cả mọi người, tiếng hò reo nắm chặt tay nhau giữa những người công nhân điện lực với các già làng, trưởng bản và bà con người Mông trong niềm xúc động dâng trào. Đúng là nếu biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc, huy động được sức dân thì làm việc gì cũng sẽ thành công.
Đây không phải là lần đầu tiên Chi nhánh điện Mù Căng Chải biết dựa vào dân để nhờ dân giúp đỡ và đã thành công trong rất nhiều việc. Do đặc thù lưới điện trải dài qua những cánh rừng, nương rẫy của người Mông nên việc phát hiện những sự cố, những hành vì phá hoại của kẻ xấu như cắt dây néo, cắt dây cáp điện, ném vỡ sứ, ăp cắp điện là rất khó khăn. Chi nhánh đã cử công nhân đến từng gia đình, các già làng, trưởng bản nơi có đường dây đi qua nhờ giúp đỡ. Nhờ đó tất cả các vụ việc xảy ra đều được bà con người Mông giúp đỡ tìm ra nhanh chóng.
Biết dựa vào dân, vận động người dân giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ là một trong thành công của Chi nhánh Mù Căng Chải, một trong những tiêu chí đầu tiên của cán bộ công nhân Chi nhánh điện là mọi người đều phải biết thành tạo tiếng Mông, giao dịch với người Mông đều bằng tiếng của họ. Nhờ đó công tác quản lý vận hành lưới điện, kinh doanh diện năng trong những năm qua của Chi nhánh luôn đạt và vượt kế hoạch giao, Chi nhnhas Mù Căng Chải là một trong những đơn vị dẫn đầu của Điện lực Yên Bái, các chỉ tiêu chính như tỷ lệ tổn thất, giá bán bình dân, doanh thu tiền điện, phát triển viễn thông đều vượt. Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 Chi nhánh được Điện lực Yên Bái đề nghị Công ty điện lực I khen thưởng là Chi nhánh xuất sắc nhất.