Năng lượng tái tại bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam
Năng lượng theo truyền thống thường được dùng 2 chỉ số để đảm bảo. Thứ nhất, độ co dãn tăng trưởng năng lượng. Hệ số co dãn trước đây của VN là 2, bây giờ là khoảng 1,7. Thứ hai, nhìn năng lượng bình quân đầu người các nước đang phát triển ở trình độ tương đương VN.
Ngành năng lượng VN, nếu tiếp tục con đường truyền thống thì lượng phát thải vào năm 2030, theo tính toán của OECD, là tăng 5,5 lần so với hiện nay. Nếu VN có một chiến lược năng lượng mới, khí thải vào năm 2030 có thể giảm so với hiện nay là 45%. So sánh 2 con số tăng 5,5 lần và giảm 45% có thể thấy hai chiến lược này là “một trời, một vực”. Tất nhiên, ở khía cạnh thứ hai, chúng ta phải nhìn đến đặc trưng của năng lượng VN là gì.
“Diễn đàn Năng lượng và Dầu khí Việt Nam: Đầu tư và phát triển bền vững” do Viện Nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp tổ chức ngày 9/5, tại Hà Nội, nhằm đánh giá toàn diện tình hình thực hiện Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam trong 5 năm qua.
Cung năng lượng của VN, về bản chất đang méo mó, trong khi cầu có tỷ lệ tương đương các nước APEC, tức là khoảng gần 40% cho công nghiệp, 27% giao thông vận tải, còn lại 25% cho sinh hoạt tiêu dùng. Hiện nay, 70% nguồn cung của các nước APEC là nhiệt điện, 13% là thủy điện, 12% là điện nguyên tử, nhưng ở VN, 37% dành cho thủy điện, trong khi năng lượng tái tạo chưa quá 45%. Mức độ sử dụng năng lượng của VN thiếu hiệu quả, cao hơn Nhật Bản gấp 2 lần, cao hơn Thái Lan 1,4 - 1,5 lần trên một đơn vị GDP được tạo ra.
Mặt khác, cấu trúc thị trường năng lượng VN có vấn đề. Việc thay đổi cấu trúc thị trường điện chậm, cộng với cách quản lý như hiện nay, rất khó để VN có mạng lưới điện thông minh. Một vấn đề nữa, nhu cầu tiêu thụ quá lớn, trong khi giá vẫn là cuộc tranh cãi không có hồi kết, cộng với năng lực sáng tạo trong ngành năng lượng chưa cao, dù đã có tiến bộ lớn.
Chính sách năng lượng phải bao gồm cả bên cung và cầu. Từ xưa đến nay, chiến lược năng lượng VN cơ bản nghiêng về cung. Trong bối cảnh hiện nay, cần thay đổi cách nhìn bên cầu, trong đó, chú ý hơn đến chính sách tiêu dùng điện, hành vi của người tiêu dùng. Phải cắt giảm trợ cấp năng lượng, vì một nền kinh tế xanh, vì đổi mới công nghệ, nhưng cắt giảm cần tính đến vấn đề hỗ trợ cho người nghèo và phải có một lộ trình kiên định để doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư. Bên cạnh đó, minh bạch thông tin về giá, về thuế, tránh tình trạng cãi nhau không cần thiết.
Cung năng lượng VN đang có vấn đề về cơ cấu. Do đó, thứ nhất, cần lưu ý hơn đến phát triển năng lượng mới, như điện mặt trời, điện sinh học... Thứ hai, cần tái cấu trúc lại thị trường năng lượng, đặc biệt là thị trường điện. Thứ ba, cần xử lý vấn đề giá năng lượng và mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư theo nhiều hình thức, có thể là đối tác công tư. Thứ tư, gắn phát triển năng lượng, nhất là điện với hội nhập khu vực ASEAN. Việc nhìn ASEAN là một cộng đồng chung, trong đó có vấn đề kết nối, mà trong kết nối có kết nối năng lượng điện, có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ USD cho khu vực.