Mục tiêu dài hạn của đề án cũng được xác định rõ, đó là: Nâng cao lưọng lực sản xuất, hiệu suất sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, qua đó nâng cao trình độ công nghệ và tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và dịch vụ của thành phố. Làm nền tảng trong xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời tiến tới chuẩn hóa các sản phẩm,dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thành phố, Giảm tốc độ phát thải khí hiệu ứng nhà kính từ các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn. Những số liệu thống kê ghi nhận được cho biết: trong những năng 2001-2005, tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn thành phố đạt mức bình quân 12,67%/năm. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,34%. Nhiều ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, như: thuốc lá (tăng 57,5%), giường tủ, bàn ghế (tăng 42,2%), trang phục (tăng 37,7%), dệt (tăng 34,2%), vận tải (tăng 24,3%)... Hoạt động thương mại, dịch vụ của thành phố cũng tăng nhanh, riêng tổng mức lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ năm 2005 tăng 12,/% so với năm 2004.
Tất nhiên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ này, các doanh nghiệp cũng đã phải sử dụng mặt nguồn năng lượng rất lớn, với nhiều chủng loại như: điện, xăng dầu, than, gas... Tổng sản lượng điện trên địa bàn Đà Nẵng năm 2005 là 778,9 triệu kWh, tăng 9% so với năm 2004; trong đó điện thương phẩm phục vụ cho sản xuất kinh doanh toàn địa bàn là 730,4 triệu kWh. Lượng nhiên liệu, như dầu DO, FO sử dụng trong công nghiệp thành phố ngày mặt tăng, riêng năm 2005 đã sử dụng hết 28.372 tấn FO và 88.862 tấn DO... Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng năng lượng như vậy vẫn còn là khá lãng phí và chưa thực sự hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm năng lượng ASEAN, cho biết tại Việt Nam nói chung, các ngành sản xuất có thể tiết kiệm năng lượng được từ 15% (cấp nước), 20% (chế biến thực phẩm sản xuất thép, tòa nhà thương mại, khách sạn), 30% (dệt, may), 35% (gốm, sứ, gacghj nung) ... thậm chí đến 50% (sản xuất xi măng). Nhiều giám đốc doanh nghiệp cũng đã thừa nhận: tiềm năng TKNL ở Đà Nẵng còn lớn hơn, và TKNL thực sự là vấn đề cần thiết để có thể hạ giá thành. Những khó khăn nhất mà họ gặp phải là còn thiếu thông tin về công nghệ, giải pháp kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp sử dụng năng lượng thực sự hiệu quả, và hiệu quả hơn.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng cho biết: tổng vốn đầu tư của đề án chỉ có 3.250 triệu đồng; trong đó vốn từ ngân sách thành phố là 975 triệu, còn lại của Bộ Khoa học và Công nghệ (1.900 triệu) và Bộ Công Thương (375 triệu). Chủ yếu để chi phí hỗ trợ thực hiện các dự án TKNL (35 dự án x 80 triệu đồng/dự án = 2.800 triệu). Các chi phí khác như truyền thông (75 triệu), đào tạo (100 triệu), trang thiết bị (275 triệu). Đây là mức kinh phí không lớn, nhưng chắc chắn là sẽ mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp tham gia dự án. Ông cũng cho biết, công tác TKNL trên địa bàn thành phố đã được bắt đầu từ năm 2000, với việc đào tạo kiểm toán viên năng lượngcho các cán bộ của Sở KH-CN và các cán bộ quản lý năng lượng của doanh nghiệp; và hàng năm Sở vẫn tiếp tục cử cán bộ thuộc văn phòng TKNL tham gia các khóa đào tạo của Bộ KHCN hoặc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) tổ chức. Trong 5 năm (2001- 2005), mới chỉ có 7 doanh nghiệp được kiểm toán năng lượng, sang năm 2006 có 5 doanh nghiệp và 2007 có 19 doanh nghiệp tham gia kiểm toán năng lượng, và đã thu được những kết quả rất khả quan khi triển khai các giải pháp TKNL, với tổng mức đầu tư chung khoảng 3,9 tỷ đồng, thì mỗi năm đã tiết kiệm được khoảng 2,1 tỷ đồng; nhiều trường hợp tính ra chỉ sau hơn 1 năm đã có thể thu hồi vốn đầu tư. Cụ thể như.
Công ty dệt Duy Xuyên (thực hiện năm 2003), với các giải pháp về quản lý, thu hồi nước ngưng, bảo ôn, chiếu sáng, thông gió, lắp biến tần, thay động cơ... với tổng đầu tư 68 triệu đồng, tiết kiệm hàng năm 57 triệu;
Khách sạn Bạch Đằng (thực hiện năm 2004) với các giải pháp lắp thẻ khóa, thay chiếu sáng, cài đặt lại máy nước nóng, lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời. .. vốn đầu tư 233 triệu, tiết kiệm mỗi năm 162 triệu;
XN sản xuất thép Thiên Kim (thực hiện năm 2006) với các giải pháp: quản lý, giảm nhiệt không khí, cải tạo bộ đốt, cải tạo cửa nạp nguyên liệu, lắp thiết bị tiết kiệm điện cho động cơ, thay đổi nhiên liệu đốt... vốn đầu tư 1.240 triệu, tiết kiệm mỗi năm 864 triệu...