Điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp: Cơ hội “vàng” để đầu tư

Thứ ba, 5/5/2020 | 14:53 GMT+7
Tận dụng mái nhà sẵn có, doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất có điều kiện rất thuận lợi để đầu tư điện mặt trời áp mái. Đặc biệt, với chính sách khuyến khích của Nhà nước và hình thức hợp tác linh hoạt của các công ty điện mặt trời, có thể nói đây chính là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp đầu tư mô hình này.
dien-mat-troi-ap-mai-tai-cac-khu-cong-nghiep-co-hoi-vang-de-dau-tu-2
Điện mặt trời áp mái sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích kinh tế

Lợi ích thiết thực từ điện mặt trời áp mái tại khu công nghiệp, khu chế xuất
 
Điện mặt trời áp mái thường được biết đến nhờ giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện và tạo thu nhập thụ động nhờ bán điện dư. Với các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, lợi ích từ mô hình điện mặt trời áp mái càng được thể hiện rõ.
 
– Tiết kiệm chi phí sử dụng điện: Để đáp ứng nhu cầu vận hành, sản xuất, các doanh nghiệp thường phải tiêu thụ lượng điện năng rất lớn và phải tốn một khoản không nhỏ để chi trả hóa đơn tiền điện mỗi tháng. Nếu lắp đặt điện mặt trời áp mái, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí điện vì hầu hết các nhà máy, phân xưởng đều sản xuất vào ban ngày, thuận lợi tận dụng chính nguồn điện sản sinh từ hệ thống điện mặt trời. Ngoài tạo điện phục vụ nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp còn có thể bán điện dư tăng doanh thu (khi hệ thống tạo ra lượng điện lớn hơn nhu cầu tiêu thụ hoặc vào những ngày cuối tuần, lễ Tết – doanh nghiệp không làm việc). Hơn nữa, hệ thống điện mặt trời trên mái nhà sẽ giúp giảm nhiệt độ cho văn phòng, nhà xưởng bên dưới, nhờ đó tiết kiệm chi phí làm mát. Đây là lợi ích kinh tế rất lớn mà các doanh nghiệp sẽ đạt được khi đầu tư điện mặt trời áp mái.
 
– Chủ động tạo điện, giảm nguy cơ thiếu điện sản xuất: Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, do tập trung nhiều nhà máy, phân xưởng sản xuất nên nhu cầu điện năng rất lớn. Điều này không chỉ gây áp lực cho ngành điện mà còn ảnh hưởng đến chính các doanh nghiệp. Bởi vì nếu thiếu điện và phải cắt điện thì hoạt động sản xuất sẽ bị trì trệ, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế cũng như uy tín doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp đều lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tạo nguồn điện bổ sung vào lưới điện, sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực và quốc gia.
 
– Bảo vệ môi trường, tăng lợi thế cạnh tranh: Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo miễn phí, không bị can kiệt, quy trình vận hành không gây ra tiếng ồn và khói bụi, rất thân thiện với môi trường. Trong khi đó, với các doanh nghiệp, bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm với xã hội, cộng đồng mà còn là một cơ hội giúp tăng lợi thế cạnh tranh. Thực tế hiện nay tăng trưởng xanh đang là một xu thế trên thế giới và ngày càng nhiều công ty lớn cũng như người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên những sản phẩm, doanh nghiệp tích cực bảo vệ môi trường.
 
Được “bật đèn xanh” theo chủ trương của Nhà nước
 
Điện mặt trời áp mái đang được Nhà nước khuyến khích phát triển nên những doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất muốn đầu tư hệ thống này đều được tạo thuận lợi để lắp đặt thi công và hoàn thiện các thủ tục cần thiết.
 
Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, điện mặt trời nói chung, điện mặt trời áp mái nói riêng được ưu tiên phát triển. Tháng 7/2019, Bộ Công thương đã khởi động “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam” nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư mô hình này. Bộ Công thương đã đề ra mục tiêu đến cuối năm 2025 sẽ có 100.000 hệ thống điện mặt trời áp mái được lắp đặt và vận hành trên toàn quốc.
 
Các tỉnh thành tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… cũng “bật đèn xanh” khuyến khích các doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Chẳng hạn như, tại Đồng Nai, tỉnh này sẽ mời gọi đầu tư để đến năm 2030 có thể sản xuất khoảng 1.000 MWp điện mặt trời từ các khu công nghiệp. “Tới đây, Đồng Nai sẽ mở rộng và quy hoạch thêm nhiều khu công nghiệp mới, theo đó nguồn điện dùng cho sản xuất sẽ rất lớn. Do đó, làm điện mặt trời phải triển khai sớm để đảm bảo nguồn điện đang có nguy cơ bị thiếu hụt vào giai đoạn tới” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – ông Trần Văn Vĩnh cho biết. 
 
Một điều rất thuận lợi khác để các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đầu tư điện mặt trời áp mái là có thể sở hữu hệ thống trị giá hàng chục tỷ đồng với chi phí đầu tư… 0 đồng.
 
Theo đó, các doanh nghiệp chỉ cần hợp tác với Vũ Phong Solar với mô hình Leasing/Esco. Vũ Phong Solar và các đối tác sẽ đầu tư hệ thống điện mặt trời chất lượng cao trên mái nhà của doanh nghiệp, bán điện hoặc cho thuê với chi phí ưu đãi hơn giá điện hiện hành từ EVN. Kết thúc hợp đồng, cho doanh nghiệp sẽ được Vũ Phong Solar chuyển giao miễn phí toàn bộ hệ thống. Vũ Phong Solar cam kết hiệu suất hệ thống khi chuyển giao trên 80-90% tùy điều kiện. (Xem thêm về hình thức hợp tác Leasing/Esco của Vũ Phong Solar tại đây)
 
Với các doanh nghiệp muốn tự đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái mà cần hỗ trợ tài chính, có thể sử dụng các gói tín dụng xanh từ ngân hàng. Hiện nay, nhiều ngân hàng lớn đã tung ra các gói tín dụng với ưu đãi rất hấp dẫn dành riêng cho cá nhân, doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời. Đây cũng được xem là một động thái khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
Theo: Năng lượng News