Dự án REII với hơn 1 triệu hộ dân nông thôn có điện
Thứ năm, 24/11/2011 | 10:01 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Chương trình điện khí hóa nông thôn được Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) triển khai thực hiện từ năm 1995. Trong những năm qua, EVNCPC đã dùng nhiều nguồn vốn khác nhau như khấu hao cơ bản, ngân sách, vay ODA… để thực hiện đầu tư cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn miền núi và hải đảo.</p>
<p><em><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>Ông Thái Văn Thắng - PTGĐ EVNCPC phát biểu trong Hội nghị giao ban Dự án REII ngày 21/11/2011</span></span></span></em></p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Vào những năm đầu triển khai chương trình, nguồn vốn chủ yếu là vốn khấu hao cơ bản của ngành điện. Năm 2000, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp 150 triệu USD để thực hiện Dự án Năng lượng nông thôn I (REI), đầu tư cấp điện cho 250 xã miền Trung. Sau gần 5 năm thực hiện, Dự án REI đã được hoàn thành vào cuối năm 2004. Từ những thành công của Dự án REI, Ngân hàng Thế giới tiếp tục cung cấp 300 triệu USD để EVNCPC thực hiện Dự án Năng lượng nông thôn II (REII). Mục tiêu của Dự án REII là cải tạo và nâng cấp lưới điện nông thôn nhằm tăng cường độ tin cậy và chất lượng cung cấp điện, nâng cao độ an toàn, giảm tổn thất điện năng, góp phần phát triển kinh tế xã hội các xã nông thôn. Dự án REII được chia làm hai hợp phần: phần lưới điện trung áp do ngành điện làm chủ đầu tư và phần lưới điện hạ áp do UBND các tỉnh làm chủ đầu tư.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Dự án REII miền Trung (phần trung áp) được triển khai trên địa bàn 236 xã thuộc 6 tỉnh: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên với tổng quy mô gồm 804,55 km đường dây trung áp, 1.233 trạm biến áp, tổng dung lượng 188.157 kVA, tổng mức đầu tư 406,9 tỷ đồng. Với những thành tích đạt được trong quá trình thực hiện Dự án REI, Ban QLDA Điện nông thôn miền Trung được EVNCPC tin tưởng giao quản lý, điều hành Dự án REII.</span><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<br />
Ngày 21/11/2011 tại Lào Cai, Ngân hàng Thế giới, Bộ Công Thương, Ngành điện và UBND các tỉnh đã họp giao ban Dự án REII. Trong báo cáo tại Hội nghị, ông Thái Văn Thắng - Phó Tổng giám đốc EVNCPC đã nêu lên những kết quả và tồn tại của Dự án REII. Theo đó, REII đã giúp hơn 1 triệu hộ dân nông thôn ở 236 xã thuộc 42 huyện, 6 tỉnh miền Trung được đầu tư cấp điện với 663,65km đường dây trung áp và 1.069 trạm biến áp. Dự án cũng giúp đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong việc phục vụ nhu cầu sử dụng điện của đồng bào các xã miền núi là vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh Bình Định: Trong số 236 xã được đầu tư cấp điện, có 5 xã miền núi tỉnh Bình Định của đồng bào dân tộc trước đây là vùng căn cứ địa cách mạng, đó là các xã An Toàn, An Nghĩa, An Quang thuộc huyện An Lão, xã Canh Liên thuộc huyện Vân Canh và xã Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Thạnh. Với việc hoàn thành đóng điện các xã miền núi này, Dự án đã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khoảng 1.300 hộ đồng bào dân tộc, góp phần /tintuc/filehtmls ổn định chính trị, xã hội các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bình Định. Dự án đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền Trung. Từ khi các công trình thuộc Dự án REII được đưa vào sử dụng, chất lượng điện năng luôn ổn định, tỷ lệ tổn thất điện năng bình quân giảm xuống rõ rệt từ khoảng 25-30% xuống còn khoảng 7-10%, người dân có thể yên tâm đầu tư máy móc chế biến, phát triển sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở khu vực nông thôn. Hệ thống chiếu sáng công cộng, đường làng, ngõ xóm được chính quyền và nhân dân thống nhất đầu tư. Trẻ em đến tuổi đi học không còn phải thắp đèn dầu để học bài...</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để nâng cao chất lượng quản lý lưới điện, hoạt động kinh doanh điện và chất lượng cung cấp điện phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống sinh hoạt của nhân dân khu vực nông thôn, một số địa phương đã ủng hộ chủ trương chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn của Dự án REII sang ngành điện quản lý, vận hành và bán điện trực tiếp đến hộ. Đến nay, đã có 111/236 xã thuộc Dự án đã đồng ý chuyển giao cho ngành điện bán điện trực tiếp cho hộ dân. Với việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý, người dân nông thôn sẽ được sử dụng điện đúng với mức giá quy định của Nhà nước, trực tiếp được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Lưới điện sau khi tiếp nhận sẽ được ngành điện cải tạo và duy tu sửa chữa thường xuyên, cùng với các biện pháp quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ sẽ giảm tổn thất điện năng, giảm quá tải, khiến hệ thống điện hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, giảm sự cố. Đặc biệt, người dân không phải đóng góp kinh phí cho công tác sửa chữa, nâng cấp lưới điện...</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><em><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><img width="396" height="294" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/11/Dong dien CT dien cap xa mnui.JPG" /><br />
</span></span></em></p>
<p style="text-align: center;"><em><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><br />
Đóng điện thành công công trình cấp điện xã miền núi Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định</span></span></em></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Dự án REII hoàn thành đã làm thay đổi cục diện bộ mặt nông thôn miền Trung. Tuy nhiên, vấn đề điện khí hóa nông thôn vẫn còn là bài toán nan giải: tình trạng quản lý yếu kém của các tổ chức quản lý kinh doanh điện nông thôn ở các địa phương, lưới điện hạ áp nông thôn cũ nát, manh mún, tổn thất điện năng cao, mất an toàn… Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, vừa qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã triển khai thực hiện các Dự án Nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn vay vốn ADB và Dự án Nâng cao hiệu quả Năng lượng khu vực nông thôn vay vốn KFW. Để thực hiện tốt hai Dự án nay, báo cáo đã chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án REII để rút kinh nghiệm và giải quyết.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đầu tiên là việc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng do các Hội đồng bồi thường giải phóng mặt ở các huyện thực hiện rất chậm. Ban QLDA Điện nông thôn miền Trung đã ký hợp đồng với các Hội đồng đền bù của các huyện để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, có một số huyện phối hợp không tốt, không thực hiện, thực hiện chậm (kéo dài từ 1 đến 2 năm) hoặc giao phó công tác kiểm kê, áp giá cho Ban QLDA Điện nông thôn miền Trung tự thực hiện (điển hình như một số huyện Tư Nghĩa, Nghĩa, Hành, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam…).</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thêm vào đó, có một số hộ dân cản trở thi công và không chịu tự chặt cây cối sau khi đã nhận tiền đền bù. Số hộ dân cản trở thi công quá lớn đã làm chậm tiến độ Dự án, dẫn đến cây cối phát sinh tăng trưởng quá nhiều, một số hộ dân còn tự ý trồng cây, xây dựng, cới nới nhà cửa dưới hành lang tuyến, do đó phải kiểm kê phát sinh rất nhiều lần, khối lượng, giá trị phát sinh lớn (kiểm kê phát sinh lần thứ ba, thứ tư). Ngoài ra, ở một số địa phương, các hộ dân không chịu chặt cây cối, giải phóng mặt bằng, mặc dù đã nhận tiền bồi thường, do đó tiến độ công trình bị kéo dài.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Do đặc điểm các công trình điện nông thôn là công trình theo tuyến, đi qua nhiều địa bàn thôn xóm, nên diện tích thu hồi đất từng vị trí móng cột rất nhỏ (3÷4m2), tuy nhiên một số địa phương yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện việc đo vẽ giải thửa từng vị trí móng cột. Yêu cầu này gây mất rất nhiều thời gian (từ 6-8 tháng) và làm chậm tiến độ phê duyệt phương án bồi thường, điển hình như một số tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế (trong khi đó các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên không có yêu cầu này).  </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngoài ra, phần hạ áp của Dự án Năng lượng nông thôn II được giao cho các tỉnh làm chủ đầu tư nên việc phối hợp chưa được đồng bộ. Có những trạm biến áp đã được đóng điện nhưng không có lưới điện hạ áp để cấp điện cho các hộ dân nên có vận hành không tải (ví dụ như tỉnh Quảng Ngãi, phần trung áp đã đóng điện toàn bộ nhưng còn 51 trạm biến áp chưa có lưới điện hạ áp…).</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Những gì mà Dự án Năng lượng nông thôn II đã đạt được một lần nữa thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và ngành điện đối với việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Việc thực hiện dự án cũng cho thấy rõ tầm quan trọng về vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương và ý thức của người dân trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với các Dự án lưới điện nông thôn. Địa phương nào giải quyết tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đồng nghĩa với việc người dân nông thôn ở đấy sớm được hưởng lợi từ Dự án mang lại.<br />
</span></p>
Theo: EVN CPC