Để đảm bảo đủ điện cho Thủ đô trong 5 năm tới: Không chỉ khó ở vốn…
Thứ sáu, 18/11/2011 | 16:39 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 vừa được công bố có mục tiêu đảm bảo sự phát triển cân đối hài hoà hệ thống điện, nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, để thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ đặt ra, rất cần có sự chung tay góp sức của nhiều bên cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc hiện hữu.</p>
<p style="text-align: center;"><em><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><img width="480" height="320" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/11/HTLD hien dai.jpg" alt="" /></span></span></em></p>
<p style="text-align: center;"><em><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><br />
Hà Nội mong muốn xây dựng ột hệ thống lưới đện hiện đại. Ảnh: Việt Cường</span></span></em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong>Thách thức 20 nghìn tỷ đồng vốn</strong><br />
<br />
Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 dựa trên cơ sở của Quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu là đảm bảo sự phát triển cân đối hài hoà hệ thống điện mang tính đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Dự kiến tổng vốn đầu tư cần cho việc xây dựng mới và cải tạo lưới điện thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015 lên tới 20.733 tỷ đồng, trong đó vốn đã có trong kế hoạch là 6.457 tỷ đồng và vốn cần bổ sung là 14.276 tỷ đồng. Thu xếp đủ nguồn vốn là một thách thức rất lớn đối với ngành Điện Thủ đô trong việc triển khai Quy hoạch.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Cần sự vào cuộc quyết liệt</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo Tiến sỹ Hoàng Tiến Dũng - Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), để thực hiện được mục tiêu của Quy hoạch, Hà Nội cần phải tranh thủ mọi nguồn vốn để thực hiện xây dựng các công trình, trong đó ưu tiên những nguồn vốn vay nước ngoài có lãi suất thấp. Ngoài ra trong thực hiện đầu tư, sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng hiệu quả kinh tế, xã hội.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thời gian tới, Tổng công ty điện lực Hà Nội (EVN HANOI) và Tổng công ty truyền tải điện Quốc Gia (EVN NPT) trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt sẽ lập kế hoạch cụ thể và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cho các công trình điện thuộc trách nhiệm đầu tư của mình. Với các chủ đầu tư công trình điện ngoài EVN, cũng cần phải chủ động lên phương án và chủ động phối hợp với chính quyền sở tại để đẩy nhanh tiến độ các dự án triển khai. Đánh giá về Quy hoạch, một lãnh đạo của Tổng cục Năng lượng cho biết, muốn quy hoạch điện lực ban hành đảm bảo được tiến độ phê duyệt, nhất định phải rút gọn bớt các thủ tục hành chính còn rườm rà, các cấp, ngành phải có sự vào cuộc quyết liệt trong khâu giải phóng mặt bằng, công tác đền bù, di dân tái định cư.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Nhằm đảm bảo tiến độ phê duyệt</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đức Tiến cho biết: Quá trình xây dựng và hoàn thiện, Quy hoạch luôn cập nhật các nội dung điều chỉnh của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để đảm bảo tính khả thi cao. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ triển khai đúng theo Quy hoạch, ngành Điện Thủ đô còn phải gặp rất nhiều thử thách. Thời gian qua, việc thực hiện đầu tư các công trình lưới điện 110, 220 kV trên địa bàn TP đạt tỷ lệ thấp so với mục tiêu đề ra. Đến giữa năm 2012, nếu không có thêm trạm 220 kV được đưa vào vận hành, Hà Nội có nguy cơ thiếu điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Hiện tại, thành phố Hà Nội đang lên kế hoạch tổ chức công bố công khai quy hoạch, bố trí quỹ đất cho các công trình trong quy hoạch phê duyệt. Để đồng bộ giữa quy hoạch phát triển điện lực quận, huyện với quy hoạch phát triển điện lực Thành phố đã được Bộ Công Thương phê duyệt, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực 29 quận, huyện, thị xã. Dự kiến tháng 12/2011, Sở Công Thương sẽ trình UBND thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực các quận, huyện này.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Những quy hoạch này sẽ là định hướng, cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành cải tạo và xây dựng các công trình điện mới trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong công tác đầu tư phát triển lưới điện thủ đô.<br />
</span></p>
Theo: (Thế giới điện)