Phát triển các dự án lưới điện: Nỗi lo tài chính
Thứ ba, 15/11/2011 | 14:49 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Hiện tại, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (NPT) đang quản lý vận hành 14.086 km đường dây 220 - 500 kV, 81 trạm biến áp 200 và 500 kV với tổng dung lượng 35.128 MVA. Nhiều năm qua, NPT đã truyền tải trên lưới điện trên 310 tỷ kWh trong tình trạng luôn đầy tải và chưa có dự phòng, nhất là vào mùa khô.</span></p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: xx-small;">Ảnh minh họa<br />
</span></span></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Theo Quy hoạch điện VII, dự kiến đến năm 2015, NPT phải đầu tư 300 – 350 dự án lưới điện, trong đó phải đưa vào vận hành 230 dự án với tổng dung lượng các TBA là 53.900 MVA, 7.882 km đường dây 220 – 500kV với tổng sản lượng truyền tải hơn 16.760 MVA. Nguồn vốn đầu tư cần khoảng 76.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỉ USD/năm). Vấn đề là, nguồn vốn này sẽ được thu xếp như thế nào trong điều kiện khó khăn hiện nay?<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Cái khó của sự độc quyền</strong><br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo ông Vũ Trần Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc NPT, lợi thế của NPT là doanh nghiệp độc quyền Nhà nước về truyền tải điện nên có thể chủ động trong việc điều hành giám sát các dự án lưới điện, được “một mình một chợ” trong việc đảm nhận các nhiệm vụ đầu tư xây dựng, phát triển và quản lý vận hành lưới điện 220kV – 500kV trên toàn quốc và liên kết với lưới điện truyền tải với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, mặt trái của sự độc quyền này là NPT phải “đơn thương độc mã” trong việc thu xếp một lượng vốn khổng lồ, vượt quá khả năng của mình. Mặt khác, NPT cũng đang phải chịu sự điều hành giá phí truyền tải quá thấp. Theo quy định, giá truyền tải hợp lý phải đạt 10-15% giá bán điện bình quân thì mới đủ trang trải cho các hoạt động và tái đầu tư. Tuy nhiên, năm 2009, giá truyền tải điện được duyệt là 67,47đồng/kWh, đạt khoảng 7% giá bán điện bình quân. Năm 2010, giá truyền tải điện chỉ còn 6,39% giá bán điện bình quân khiến cho NPT không thể bù đắp chi phí quản lý vận hành, chưa tính đến việc có lãi để tái đầu tư. Năm 2011 cũng là năm thứ ba liên tiếp, NPT không có đủ vốn đối ứng cần thiết tối thiểu là 15% cho đầu tư phát triển.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thêm nữa, vốn đầu tư cho các dự án lưới điện thường phải yêu cầu huy động nhanh nhưng các điều kiện vay khắt khe, khả năng huy động vốn bị giới hạn bởi quy mô vốn điều lệ, tình hình lãi suất khó khăn và các quy định tài chính liên quan. Hiện tại, tổng giá trị các khoản vay của NPT tính đến hết tháng 9 là 40.000 tỷ đồng, trong đó có 12.000 tỷ vay của các định chế tài chính trong nước với lãi suất không được vượt quá mức ấn định của Chính phủ. Dù là doanh nghiệp độc quyền và được Chính phủ bảo lãnh, nhưng các tổ chức tín dụng cũng không khỏi e ngại về khả năng chuyển loại nhóm nợ của NPT, nhất là với các khoản vay lớn, thời gian vay dài. Bởi lẽ, nếu ngân hàng cho NPT vay tức là phải chấp nhận lãi suất dưới lãi suất thị trường, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Đó là chưa kể, bức tranh tài chính ảm đạm với những khoản nợ khổng lồ của EVN được công bố thời gian gần đây cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu xếp vốn của các nhà tài trợ. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Vì vậy, mặc dù NPT đã đăng ký, triển khai thủ tục vay từ rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế, hợp tác đa phương nhưng các thủ tục kéo dài và giải ngân rất chậm. Việc huy động vốn thương mại trong nước cũng rất nan giải. Theo ông Nguyễn, nếu không tìm kiếm được sự chia sẻ và khả năng ưu tiên thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng, NPT sẽ không bảo đảm huy động được lượng vốn lớn theo chiến lược phát triển đề ra. Nếu các công trình lưới điện bị chậm tiến độ sẽ gây nguy cơ mất cân đối giữa nguồn và lưới điện truyền tải trên hệ thống điện quốc gia.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Cần nâng cao hiệu quả các dự án</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Băn khoăn lớn nhất hiện nay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là vấn đề lãi suất và bảo lãnh vay vốn. Bên cạnh đó là hiệu quả thu hồi vốn của các dự án. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước vẫn sẵn sàng hợp tác để cấp vốn đầu tư cho các dự án phát triển ngành điện, đặc biệt là để giải tỏa công suất của các nhà máy điện mới. Ông Anthony J.Jude, Giám đốc phụ trách Năng lượng khu vực Đông Nam Á ADB khẳng định: "ADB là ngân hàng hỗ trợ phát triển nên mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi là hiệu quả của dự án chứ không phải lãi suất. ADB vẫn đang thu xếp vốn cho các dự án lưới điện nói riêng và của ngành điện nói chung. ADB cũng đang đề xuất điều chỉnh mức phí truyền tải điện và giá điện tại Việt Nam cho phù hợp hơn", <br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Bên cạnh sự chia sẻ và ưu tiên từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, NPT cũng đang đề nghị EVN tăng vốn điều lệ cho NPT thông qua định giá lại tài sản và vốn. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tạo điều kiện giúp NPT tiếp cận vốn một cách tốt hơn như dành ngoại lệ cho NPT được vay vượt 85% vốn cho đầu tư các dự án và vay vượt 15% vốn tự có, chỉ định một số ngân hàng thu xếp vốn tại các dự án trọng điểm. Các dự án cấp bách được hưởng lãi suất ưu đãi từ các chính sách kích cầu của Nhà nước và các nguồn vốn ưu đãi khác. Đồng thời ưu tiên bố trí các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA cho các dự án điện. Cho phép NPT được vay lại vốn ODA với các điều kiện vay như các tổ chức cho Chính phủ vay. Đề nghị Bộ Tài chính cấp bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài của NPT và miễn thẩm định dự án nếu đã được phê duyệt trong quy hoạch.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo các chuyên gia, cùng với những cơ chế đặc thù, NPT cũng cần làm tốt hơn nữa công tác phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả dự án. Đây sẽ là điều kiện để các ngân hàng và tổ chức tín dụng tin tưởng để giúp đỡ và hợp tác. Chỉ khi phát triển đòng bộ giữa lưới và nguồn thì mới đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đầy đủ điện năng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.<br />
<br />
</span></p>
Ngọc Loan