Đường dây 500kV Nhà Bè- Ô Môn: Góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội miền Tây Nam Bộ

Thứ ba, 22/12/2009 | 09:14 GMT+7

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, thuỷ sản. Tuy nhiên, từ năm 2004 trở về trước, công nghiệp và cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đặc biệt là tình trạng thiếu điện hoặc điện áp thấp do lưới điện ở khu vực này chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của phụ tải, nên mặc dù là vùng đất đầy tiềm năng nhưng chưa được phát huy một cách hiệu quả, cuộc sống của phần đông dân cư còn khó khăn.

Theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội, từ năm 2004 đến 2010, ĐBSCL sẽ phấn đấu trở thành cùng sản xuất lương thực, thực phẩm, thuỷ sản, hàng hóa lớn của cả nước; đẩy mạnh khai thác dầu khí ở thềm lục địa Tây nam và phát triển công nghiệp khí- điện-đạm, vì vậy, vấn đề tập trung phát triển cơ sở hạ tầng được Chính phủ đưa lên hàng đầu. Xây dựng đường dây 500kV Nhà Bè-Ô Môn được đặt ra như một yêu cần thiết cho khu vực ĐBSCL nói riêng và hệ thống điện Việt Nam nói chung. Bởi ở vào giai đoạn trước năm 2004, khu vực ĐBSCL mới đưa vào vận hành các đường dây 220kV, nhưng tình hình cung cấp điện cũng chỉ cải thiện được trong thời gian đến hết năm 2004.

Vì vậy, trong kế hoạch phát triển nguồn của Tổng sơ đồ hiệu chỉnh trong giai đoạn 2002-2010, dự kiến sẽ phát triển 39 nhà máy điện với tổng công suất 13.550MW, trong đó tại khu vực miền Nam sẽ xây dựng 4 nhà máy thuỷ điện chủ yếu trên lưu vực sông Đồng Nai và 8 nhà máy điện chạy khí sử dụng các nguồn khí từ mỏ khí vùng Đông Nam và Tây Nam.

Để đồng bộ với nguồn điện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội cho địa bàn kinh tế trọng điểm khu vực miền Nam, đặc biệt là miền Tây Nam bộ.

Trong khi đó, theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong giai đoạn 2005-2006, các nhà máy điện Ô Môn 1 và Cà Mau có vai trò quan tọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho miền Tây lại đang bị chậm tiến độ, vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây 500kV Nhà Bè- Ô Môn sẽ là giải pháp tình thế hết sức cần thiết và cấp bách để cấp điện cho miền Tây ngay từ đầu năm 2005; đồng thời, sau khicác nhà máy điện ở miền Tây xây dựng xong, lượng điện năng từ các nhà máy điện khu vực này sẽ cung cấp cho miền Đông Nam Bộ qua các đường dây 500kV, trong đó có đường dây Nhà Bè- Ô Môn.

Tuyến đường dây 500kV Nhà Bè- Ô Môn có chiều dài 152.72km, đoạn 1 mạch có chiều dài 28.62km (Nhà Bè- Long An) và đoạn 2 mạch dài 124.10km (Long An- Ô Môn). Tuyến đường dây đi qua các khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao không lớn, trung bình từ 1 đến 4,5m, chủ yếu đi qua vùng đất nông nghiệp, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái và khu vực dân cư lại tương đối thưa thớt, dân cư chủ yếu tập trung nhiều ở đoạn tuyến trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Mặc dù, tuyến đường dây này tương đối thuận lợi do được đi cặp theo các tuyến đường dây 220kV đang vận hành nên tận dụng được các đường đi để chuyển vật tư, thiết bị thi công. song, do đặc điểm địa lý nên đường dây phải đi qua khu vực bị chia cắt nhiều sông rạch, trong đó có 4 sông lớn là sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Tiền và sông Hậu. Nước mặt lúc nào cũng có trong các sông, kênh rạch, ao hồ do chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa và thuỷ triều nên thường xuyên gây ra hiện tượng bán ngập, vì vậy công tác thi công rất khó khăn. Ở đây, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 , trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Tổng lượng mưa các tháng này chiếm khoảng 90-95% lượng mưa cả năm, những cơn lũ thường kéo dài từ 15 đến 30 ngày, trên và làm ngập các vị trí thi công tới 1m. Phương tiện qua lại vào mùa này chủ yếu là thuyền nhỏ của đồng bào địa phương vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng đã được Ban Quản lý dự án lưới điện miền Nam (EVN giao làm Chủ đầu tư) tính toán kỹ lưỡng và đôn đốc ráo riết.

Mặc dù, từ khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Công ty CP Tư vấn xây dựng Điện 2 chọn tuyến đã tránh các khu dân cư, giảm thiểu tối đa nhà cửa nằm trong hành lang tuyến nhưng do tuyến dài, sô lượng góc lái hạnc hế, hành lang tuyến rộng nên không tránh khỏi việc các  nhà dân nằm rải rác trên tuyến phải di dời. Tổng số nhà bị ảnh hưởng là 606 căn nhà nằm rải rác trên địa bàn các tỉnh Long An, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Cần Thơ.

Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam cho biết, tiến độ xây dựng công trình đường dây 500kV Nhà Bè-Ô Môn giai đọan 1 dự kiến hòan thành vào cuối năm 2005. Song do trong quá trình thực hiện dự án gặp nhiều trở ngại về đền bù giải phóng mặt bằng nên đến tháng 3-2007 công trình mới hòan thành và đến tháng4-2007 mới đóng điện đưa vào vận hành tạm ở cấp điện áp 220kV. Giai đọan 2 là đường dây 500kV Nhà Bè- Cai Lậy có chiều dài 74,3km được thiết kế 1 mạch 500kV và 2 mạch 110kV. Theo tiến độ ban đầu dự kiến hòan thành vào cuối năm 2008, nhưng cũng như ở giai đọan 1, dự án gặp khá nhiều khó khăn về đền bù giải phóng mặt bằng nên kế hoạch điều chỉnh sang quí VI/2009.

Công ty Truyền tải điện 4- đơn vị hiện đang vận hành đường dây 220 Nhà Bè- Ô Môn cho biết, do tình hình các đường dây 220kV kết nối lưới điện Đông –Tây (đường dây 220kV Phú Lâm- Cai Lậy, Cai Lậy- Trà Nóc, Cai Lậy- Rạch Giá…) thường xuyên bị quá tải, điện áp các nút phụ tải tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Rạch Giá, Bạc Liêu, Châu Đốc, Kiên Lương…) liên tục bị giảm thấp nên việc đấu nối vận hành tạm đường dây 500kV Cai Lậy- Ô Môn với cấp điện áp 220kV đã nâng cao tính vận hành linh họat và ổn định cho lưới điện kết nối Đông-Tây. Đặc biệt vào thời gian cuối năm 2008, đã phát huy tác dụng trong việc truyền tải tòan bộ lượng công suất 1.500MW từ Nhà máy điện Cà Mau vào lưới điện quốc gia./

Thanh Mai