EVN: Chú trọng giải pháp đảm bảo điện cho sản xuất và nhu cầu thiết yếu của nhân dân
Thứ năm, 31/3/2011 | 09:39 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Năm 2011 và những năm tới, tình hình thời tiết vẫn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hạn kéo dài gây nên tình trạng thiếu điện trên diện rộng, để khắc phục những khó khăn đó, ngay từ đầu năm 2011, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng nội dung đảm bảo điện cho sản xuất và nhu cầu thiết yếu của nhân dân nhằm thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất của nền kinh tế. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoàng An – Phó Tổng giám đốc EVN xung quanh vấn đề này.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
    <br />
<strong><em>PV: </em></strong><em>Năm 2010, mặc dù EVN đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để đáp ứng cơ bản nguồn điện cho nhân dân, nhưng việc cắt điện ở nhiều nơi vẫn xảy ra, vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu, thưa ông?</em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Phó TGĐ Đặng Hoàng An: </strong>Năm 2010, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, EVN đã huy động tối đa các nguồn điện hiện có, trong đó đã phát hết công suất các nhà máy và mua tối đa nguồn điện có giá cao (từ 2.500 - 8.000 đồng/kWh) từ các nguồn chạy khí (tăng 4,14 tỷ kWh); mua Trung Quốc (tăng 1,9 tỷ kWh); nhiệt điện dầu (tăng 648 triệu kWh) và TBK chạy dầu (tăng 145 triệu kWh) so với kế hoạch. Tập đoàn đã cung cấp được 85,6 tỷ kWh điện thương phẩm, tăng 14,41% so với năm 2009, trong đó, điện thương phẩm phục vụ nhu cầu trong nước đạt 84,424 tỷ kWh, tăng 13,58% so với năm 2009, gấp 2 lần tốc độ tăng GDP. Điện cấp cho công nghiệp tăng 18,54%, cho nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 33,08%, cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 7,04%, các hoạt động khác tăng 15,01%, so với cùng kỳ năm 2009. Cấp điện an toàn tuyệt đối cho các sự kiện lớn trong năm 2010 của quốc gia cũng như các địa phương.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản của việc thiếu điện năm 2010 là do hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn phát điện do hạn hán xảy ra nghiêm trọng, trong khi phụ tải tăng cao. Một số các nhà máy điện than mới vào chậm tiến độ và vận hành chưa ổn định như nhà máy NĐ Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1. Công tác phân phối điện mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, nhưng một số nơi vẫn còn tồn tại như: thời gian cắt điện, trả điện chưa đúng thông báo; lịch cắt điện chưa hợp lý; thông báo trước cho khách hàng không đủ 5 ngày; Giải quyết kiến nghị, khiếu nại của khách hàng không kịp thời nên dư luận còn bức xúc, đặc biệt là một số thời điểm thực hiện tiết giảm điện... Tập đoàn đã chỉ đạo yêu cầu các đơn vị kiểm điểm trách nhiệm và khắc phục.<br />
<br />
</span></p>
<table cellspacing="1" cellpadding="1" border="0" align="right" width="250">
<tbody>
<tr>
<td><img src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/3/Attachments/Ông ng Hoàng An (EVN).JPG" style="width: 241px; height: 181px;" alt="" /></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: x-small;">Ông Đặng Hoàng An – Phó Tổng giám đốc EVN</span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><em>PV: </em></strong><em>Năm 2011 và những năm tiếp theo vẫn được dự báo là khó khăn trong việc cung cấp điện do tình hình khô hạn kéo dài, không đủ nước cho các nhà máy thủy điện phát điện, vậy EVN có giải pháp gì để hạn chế tình hình thiếu điện?   </em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Phó TGĐ Đặng Hoàng An: </strong>Đến ngày 31/12/2010, mức nước các hồ thủy điện thấp hơn nhiều so với mức nước đầy hồ (mức nước dâng bình thường), nhất là các hồ lớn. Ước tính tổng lượng nước thiếu để tích đầy các hồ thủy điện là 12 tỷ m3, tương đương sản lượng thủy điện thiếu hụt do không tích được đầy các hồ là khoảng 3,0 tỷ kWh. Trong tình hình thiếu nước các hồ thủy điện như trên, nếu các nguồn nhiệt điện, tua bin khí, nhất là các nhà máy nhiệt điện than mới bị sự cố hoặc vận hành không ổn định thì tình hình cung ứng điện các tháng mùa khô 2011 sẽ có khó khăn. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng phụ tải tiếp tục tăng cao, dự báo cả năm tăng trưởng hệ thống 17,63%, đặc biệt là nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến 18,3%. Do đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tập trung 5 nhóm giải pháp cấp bách, trong đó chú trọng giải pháp đảm bảo điện cho sản xuất và nhu cầu thiết yếu của nhân dân nhằm thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất của nền kinh tế.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong><em>PV: </em></strong><em>Cụ thể của giải pháp đó là gì, thưa ông?</em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Phó TGĐ Đặng Hoàng An: </strong>Ngay từ cuối năm 2010, EVN đã chỉ đạo các đơn vị tập trung vào một số nội dung sau: <br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Điều tiết hợp lý mức nước các hồ thủy điện để vừa đảm bảo phát điện đến cuối mùa khô vừa phục vụ nước cho dân sinh và sản xuất nông nghiệp; Đảm bảo tiến độ sửa chữa các nguồn điện; Chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản cung ứng điện cho mùa khô và cả năm 2011 để có kế hoạch ứng phó chủ động; Bám sát tình hình cụ thể về thời tiết, cấp khí, thuỷ văn… để thực hiện điều hành linh hoạt, kịp thời và kinh tế hệ thống điện; vận hành an toàn và truyền tải cao đường dây 500 kV Bắc - Nam, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện và rút ngắn thời gian xử lý sự cố; Đẩy nhanh tiến độ và vận hành ổn định các nhà máy mới đặc biệt các nhà máy nhiệt điện than. Bố trí hợp lý lịch bảo dưỡng các tổ máy hiện có để đảm bảo độ sẵn sàng cao hơn trong các tháng mùa khô 2011. Tiếp tục đàm phán nhập khẩu điện theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương. Huy động tối đa nhiệt than, tua bin khí, điều tiết hài hòa nước các hồ thủy điện để vừa đảm bảo phát điện đến cuối mùa khô vừa phục vụ nước cho dân sinh và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các hồ thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, Pleikrông, Ialy, Buôn Tua Srah, Trị An, Hàm Thuận, Thác Mơ. Phối hợp chặc chẽ với Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương liên quan về cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2010-2011 và nước sinh hoạt cho các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Tăng cường tuyên truyền về tình hình khô hạn, mực nước các hồ chứa trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng xã hội hiểu, chia sẻ và nâng ý thức tiết kiệm điện, tiết kiệm nước. Thực hiện tốt chương trình tiết kiệm điện năm 2011, tiếp tục duy trì các biện pháp đã thực hiện, đẩy mạnh chương trình kiểm toán năng lượng. Thực hiện các giải pháp giảm TTĐN phù hợp cho từng khu vực; Kết hợp giữa các biện pháp quản lý với các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp kinh doanh. Tiếp tục tập trung mọi nỗ lực, triển khai các biện pháp toàn diện và quyết liệt hơn nữa nhằm ngăn chặn tai nạn lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình quy phạm tại hiện trường của các đơn vị công tác và công nhân trực tiếp, đặc biệt xem xét các hình thức xử lý nghiêm đối với cán bộ lãnh đạo từ cấp tổ trưởng đến người đứng đầu đơn vị để xảy ra tai nạn lao động. Tăng cường các biện pháp quản lý kỹ thuật để giảm số vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện, giảm sự cố.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong><em>PV:</em></strong><em> Để thực hiện các mục tiêu đề ra, EVN có kiến nghị, đề xuất gì với Nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương?  </em><br />
<br />
<strong>Phó TGĐ Đặng Hoàng An: </strong>Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ đảm bảo điện năm 2011 với tổng sản lượng của cả hệ thống là 117,6 tỷ kWh, tăng trưởng 17,63% so với năm 2010 (bao gồm của EVN và các doanh nghiệp khác); Sản lượng điện 6 tháng mùa khô năm 2011 dự kiến 56,14 tỷ kWh, tăng 18,3% (tăng 8,69 tỷ kWh) so với mùa khô 2010. EVN sẽ phấn đấu sản xuất và mua 112,6 tỷ kWh điện (tăng 15,78% so với ước thực hiện năm 2010), trong đó điện do EVN sản xuất là 48,1 tỷ kWh, điện mua ngoài là 64,5 tỷ kWh (trong điều kiện cân đối được tài chính của EVN). Tương ứng tổng sản lượng điện thương phẩm cung ứng được là 98,53 tỷ kWh, tăng 15,11% so với  năm 2010. Đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình tiết kiệm điện với mục tiêu tiết kiệm 1,0% điện thương phẩm.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để thực hiện các mục tiêu trên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành và địa phương phối hợp tạo điều kiện để EVN sớm được ký kết vay vốn thương mại, ưu đãi và thực hiện các cơ chế về giải quyết, tháo gỡ vốn đầu tư các dự án điện quan trọng; thành lập các Ban Chỉ đạo và điều hành cung ứng điện và thực hiện tiết kiệm điện tại các địa phương; ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phê duyệt sớm các dự án đầu tư một số công trình lưới điện quan trọng mà EVN đã đề nghị...</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong><em>PV:</em></strong><em> Xin cảm ơn ông! </em>   <br />
</span></p>
Thực hiện: Nguyễn Đừng