Sự kiện

Sẽ không thiếu điện nếu tiết giảm 10% nhu cầu

Thứ hai, 28/3/2011 | 13:49 GMT+7
<p style="text-align: justify;">'Doanh nghiệp có nguồn phát dự phòng thì có thể hỗ trợ cho điện quốc gia. Nếu thực hiện mục tiêu tiết kiệm 10% trong sản xuất, 10% trong tiêu dùng thì khả năng thiếu điện trong mùa khô sẽ khó xảy ra.', ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định.</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Lãnh đạo EVN trả lời với báo chí bên lề buổi Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 25/3.<br /> <br /> <em>-Chúng ta có nhiều chương trình giảm tổn thất điện năng nhưng một số ý kiến cho rằng hiệu quả chưa cao. Ông nghĩ sao về điều này?</em><br /> </span></p> <table cellspacing="3" cellpadding="3" border="0" align="right" width="200"> <tbody> <tr> <td><img height="250" align="right" width="200" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/3/Anh Dien luc/mr-Loc-1.jpg" alt="" /></td> </tr> <tr> <td style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>Ông Nguyễn Tấn Lộc. Ảnh: TP.</span></span></span></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">- Chương trình chiến lược giảm tổn thất điện năng của ngành điện đã thực hiện hằng chục năm nay rồi. Hạn chế tổn thất từ hơn 20% xuống còn khoảng 10% là một quá trình phấn đấu. Đến giai đoạn này, chúng tôi đánh giá tổn thất điện năng chủ yếu ở khâu kỹ thuật. Chúng ta cần một khoản đầu tư lớn để nâng cấp cải tạo lưới điện, đặc biệt là lưới điện nông thôn với hơn 3,5 triệu hộ dân. Lưới điện hiện nay đã quá cũ nát, tổn thất nằm ở đó. Vấn đề là cần vốn đầu tư và thay được công tơ nhưng thực tế hiện vốn đầu tư cho ngành điện đang cực kỳ khó khăn.<br /> <br /> Tôi cho rằng, trước hết là cần điều chỉnh giá điện theo thị trường. Chính phủ cần tiếp tục cho ngành điện nhiều vốn vay ODA hoặc vốn ưu đãi với mức lãi suất chấp nhận được. Hiện nay đầu tư điện nông thôn vay theo vốn thương mại 18-20% là quá cao.<br /> <br /> <em>- Ông lý giải thế nào về việc tổn thất điện năng của Trung Quốc thấp hơn VN mặc dù đường dây điện của họ rất dài?</em><br /> <br /> - Hệ thống lưới điện nông thôn của Trung Quốc tốt hơn của mình. Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng mạng lưới cải tạo điện nông thôn. Mạng lưới này được họ xây dựng từ năm 1998. Họ giải quyết bất cập mạng lưới nông thôn được hơn 10 năm. Còn Tập đoàn Điện lực mới chỉ triển khai từ năm 2008. Tôi cho rằng để giải quyết vấn đề này cần thời gian.<br /> <br /> Trong năm năm tới EVN sẽ tìm các nguồn vốn để nâng cấp lưới điện nông thôn như kêu gọi đầu tư của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Theo tính toán, để thực hiện dự án lưới điện nông thôn thì chúng ta cần đến 15.000 tỷ đồng.<br /> <br /> <em>- Một chuyên gia về năng lượng đã nói rằng, Việt Nam nên chọn nhà thầu thuộc nhóm G7 để đầu tư cho ngành điện thay vì cứ tập trung vào nhà thầu Trung Quốc. Ông nghĩ sao về ý kiến này?</em><br /> <br /> - Tôi cho rằng các nhà thầu Trung Quốc đang xây dựng dự án ở VN đều là các nhà thầu lớn. Họ có năng lực về kỹ thuật và tiềm lực vốn mạnh. Các nhà thầu Trung Quốc xây dựng các nhà máy ở đất nước họ chỉ mất 24-26 tháng. Có những nhà máy công suất như VN họ làm chỉ mất 18 tháng. Nếu thực tế nhìn vào công trình của họ, ta thấy nó đang chạy tốt.<br /> <br /> Mặt khác giá xây dựng của họ rẻ hơn G7 rất nhiều và cái chính là Trung Quốc có phần hỗ trợ tài chính về vốn.<br /> <br /> <em>- Theo kế hoạch dự án điện VI, đến năm 2015 EVN phải huy động 33 tỷ USD đầu tư lưới điện. Lãnh đạo EVN cho rằng, giá điện chưa bắt kịp thị trường nên huy động vốn khó khăn. Vậy EVN giải quyết bài toán 33 tỷ đôla trên thế nào?</em><br /> <br /> - Nếu giá điện theo thị trường thì EVN sẽ huy động được. Giá điện theo thị trường thì sẽ kêu gọi được vốn đầu tư và người dùng sẽ tiết giảm điện nhiều hơn. Nhu cầu điện sẽ không phải tăng 15%-17% mà chỉ là 10% thôi. Khách hàng giảm tiêu dùng và EVN cũng có cơ hội để đầu tư. Khi chúng ta có có cơ sở để trả nợ thì có thể vay được tiền. Mà đã vay được tiền thì không sợ thiếu vốn, mà như thế sẽ không thể thiếu điện.<br /> <br /> <em>- Tình hình cung ứng điện trong mùa khô năm nay đang rất căng thẳng. EVN có kế sách gì để đối phó với tình trạng này thưa ông?</em><br /> <br /> Thực ra về lâu dài, chúng ta phải làm sao thực hiện tiêu thụ điện hợp lý, hiệu quả. Tôi cho là nếu khách hàng, các địa phương cùng các nhà đầu tư, quản lý làm tốt vai trò trách nhiệm của mình thì chắc chắn VN sẽ không thiếu điện. Doanh nghiệp có nguồn phát dự phòng thì có thể hỗ trợ cho điện quốc gia. Nếu thực hiện mục tiêu tiết kiệm 10% trong sản xuất, 10% trong tiêu dùng thì khả năng thiếu điện trong mùa khô sẽ khó xảy ra.<br /> </span></p> Theo: VnExpress