Cụ thể, Dự án Đường dây 220kV NMĐ Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái có tổng mức đầu tư hơn 138 tỷ đồng, dự kiến vay 105 tỷ đồng. Dự án có quy mô chính gồm: Xây dựng tuyến đường dây trên không 220kV, tổng chiều dài khoảng 6,83km xuất phát từ NMĐ Nhơn Trạch 3, kết thúc tại vị trí đấu nối trong khoảng trụ T44-T45 của đường dây 220kV Mỹ Xuân - Cát Lái hiện hữu. Mục tiêu đầu tư Dự án nhằm: Cùng với đường dây 220kV NMĐ Nhơn Trạch 3 – TBA 500kV Long Thành giải phóng công suất NMĐ Nhơn Trạch 3 vào hệ thống điện Quốc gia; Đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho trung tâm phụ tải khu vực tỉnh Đồng Nai; Tăng cường liên kết hệ thống điện 220kV trong khu vực, tăng cường độ an toàn, linh hoạt trong vận hành và ổn định cho hệ thống điện quốc gia.
Dự án Nâng công suất Trạm biến áp 500kV Hòa Bình có tổng mức đầu tư hơn 717 tỷ đồng, dự kiến vay 548 tỷ đồng. Quy mô chính của dự án gồm: Thay 02 máy biến áp 500/220/35kV-450MVA hiện hữu bằng 02 MBA 500/220/35 kV-900 MVA, qui mô công suất toàn trạm tăng lên 02 máy biến áp 900MVA (tổng cộng 1800MVA). Mục tiêu đầu tư xây dựng của dự án nhằm: Nâng khả năng truyền tải công suất qua Trạm biến áp 500kV Hòa Bình; Đảm bảo nhu cầu phụ tải khu vực trong các điều kiện nhà máy thuỷ điện phải tích nước; Góp phần đảm bảo tiêu chí N-1, tăng cường ổn định hệ thống điện, nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực; Giảm tổn thất công suất trong lưới truyền tải, do đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dự án “Lắp đặt bổ sung tụ bù ngang trên lưới điện miền Bắc năm 2025” có tổng mức đầu tư hơn 461 tỷ đồng và dự kiến vay 352 tỷ đồng. Quy mô của dự án: Lắp đặt giàn tụ bù ngang 110kV - 50MVAr kèm kháng chống sốc 47,54mH và máy biến dòng phía trung tính để xác định thành phần dòng không cân bằng tại các TBA 500kV Hiệp Hòa, Phố Nối, Đông Anh, Tây Hà Nội; TBA 220kV Sóc Sơn, Bắc Ninh 2, Bắc Ninh 3, Long Biên, Đồng Hòa, Sơn Tây, Dương Kinh, Kim Động, Yên Mỹ, Phố Cao, Hải Dương 2, Ba Chè, Thanh Nghị, Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Ninh Bình.
Mục tiêu đầu tư dự án nhằm: Tăng khả năng truyền tải hỗ trợ hệ thống điện miền Bắc, đáp ứng nhu cầu điện năng cho các phụ tải quan trọng khu vực; Tăng cường độ ổn định cung cấp điện, giảm tổn thất công suất, điện năng trong hệ thống, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Dự án Lắp máy biến áp thứ 2 trạm biến áp 220kV Hải Hà có tổng mức đầu tư hơn 81 tỷ đồng, dự kiến vay 62 tỷ đồng. Quy mô đầu tư xây dựng: Lắp đặt 01 máy biến áp AT1 220/110/22kV-250MVA. Phía 220kV: Lắp đặt thiết bị cho 01 ngăn lộ tổng 220kV của máy biến áp lắp mới. Phía 110kV: Lắp đặt thiết bị cho 01 ngăn lộ tổng 110kV của MBA lắp mới. - Hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật liên quan cho phù hợp với quy mô mới của trạm.
Mục tiêu đầu tư: Giảm tải cho các máy biến áp 220kV trong khu vực và máy biến áp AT1 TBA 220kV Hải Hà đang vận hành; Đảm bảo an toàn, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải tỉnh Quảng Ninh trong chế độ bình thường và N-1; Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng; Tạo ra mối liên kết liền mạch giữa các khu vực trong hệ thống điện Việt Nam, tăng cường độ ổn định và vận hành an toàn cho hệ thống điện; Nâng cao chất lượng điện áp trong khu vực dự án và các khu vực lân cận; Giảm tổn thất điện năng trong lưới điện truyền tải, tăng hiệu quả sản suất kinh doanh của EVN.
Dự án Lắp máy biến áp thứ 2 trạm biến áp 220kV Nam Cấm có tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ đồng, dự kiến vay 68 tỷ đồng. Dự án có quy mô: Lắp đặt 01 máy biến áp AT1 220/110/22kV-250MVA. Phía 220kV: Lắp đặt thiết bị cho 01 ngăn lộ tổng 220kV của MBA lắp mới. Phía 110kV: Lắp đặt thiết bị cho 01 ngăn lộ tổng 110kV của MBA lắp mới. Hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật liên quan cho phù hợp với quy mô mới của trạm.
Mục tiêu đầu tư nhằm đáp nhu cầu phụ tải của khu vực tỉnh Nghệ An nói chung, tăng cường cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng trong khu vực trong chế độ bình thường và N-1; Tăng cường nguồn cung cấp cho các phụ tải phát triển và đăng ký mới của tỉnh Nghệ An giai đoạn đến 2025; Đảm bảo an toàn, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải tỉnh Nghệ An trong chế độ bình thường và N-1; Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng; Tạo ra mối liên kết liền mạch giữa các khu vực trong hệ thống điện Việt Nam, tăng cường độ ổn định và vận hành an toàn cho hệ thống điện; Nâng cao chất lượng điện áp trong khu vực dự án và các khu vực lân cận; Giảm tổn thất điện năng trong lưới điện truyền tải, tăng hiệu quả sản suất kinh doanh của EVN.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng quan tâm vui lòng liên hệ với EVNNPT theo địa chỉ email: dangthiphuongthanh@npt.com.vn để được nhận miễn phí HSYC của dự án, thời gian nhận hồ sơ yêu cầu từ ngày 10/10/2024. Thời hạn nộp hồ sơ đăng xét ngày 14/11/2024 và 15/11/2024.