Sự kiện

Vượt núi đưa điện về xuôi

Thứ hai, 28/2/2011 | 15:50 GMT+7
<div align="justify"> <p><font size="2" face="Arial">Để lại sau lưng mình một hương xuân mới vẫn còn phảng phất, nhóm phóng viên chúng tôi đi&#160; ngược từ miền xuôi lên núi cùng những người thợ đang thi công tuyến đường dây 500 kV Sơn La – Hiệp Hòa và Trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa.</font></p> </div>
<div align="center"><font size="1" color="#000080"><img height="300" width="450" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSFiles/hanhpb/2011/T02/25-02/VT 2 G105 SON LA HIEP HOA (9).JPG" alt="" /><br /> </font></div> <div align="justify"> <div align="center"><font size="1" color="#000080"><br /> </font><font size="1" face="Arial" color="#000080">Các đơn vị thi công, tư vấn giám sát kiểm tra chất lượng công trình tại vị trí 105.02</font></div> <p><font size="2" face="Arial">Công trình được Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia khởi công xây dựng ngày 23/9/2009, tại Mường La – Tỉnh Sơn La.&#160; Đây là một trong những công trình trọng điểm cấp quốc gia, đồng bộ nguồn với nhà máy thuỷ điện Sơn La được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006. Dự án đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hoà có nhiệm vụ truyền tải điện năng từ nhà máy thuỷ điện Sơn La về Trạm biến áp 500 kV Sơn La và Hiệp Hòa để vào hệ thống điện Quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng trưởng cho miền Bắc cũng như cả nước, đồng thời tạo ra mối liên kết mạnh giữa các khu vực trong HTĐ toàn quốc; nâng cao độ an toàn, ổn định, góp phần tối ưu hóa chế độ vận hành lưới điện Quốc gia.</font></p> <p><font size="2" face="Arial">Về quy mô công trình,&#160; ông Trần Quang Vinh, Phó trưởng Ban quản lý Dự án các công trình điện miền Bắc ( Ban AMB), là đơn vị được NPT giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án cho biết: Đường dây 500kV Sơn La – Hiệp Hòa đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt đầu tư tại quyết định số 28/QĐ-EVN-HĐQT&#160; ngày 18/12/2006, vốn&#160; đầu tư trên 2.801 tỷ đồng. Đường dây 500 kV Sơn La – Hiệp Hòa là một trong 8 dự án truyền tải điện miền Bắc mở rộng, được thiết kế 2 mạch, dài 264,72 km, với 545 vị trí, điểm đầu từ xà Pooctich trạm biến áp 500 kV Sơn La và điểm cuối tại xà Pooctich của trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa. Đường dây đi qua 17 huyện thị của 5 tỉnh: Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang. Để công trình được triển khai đúng tiến độ đề ra, Ban AMB đã chia thành nhiều gói thầu, do 7 đơn vị xây lắp thực hiện. Tính đến nay các đơn vị thi công đã và đang đúc xong 499/545 vị trí móng, triển khai lắp dựng 237 cột. Do hầu hết các vị trí cột và hướng tuyến chủ yếu đi qua&#160; rừng núi cao,&#160; trải qua những năm tháng của chiến tranh, nhằm đảm bảo an toàn cho hành lang tuyến đường dây 500 kV Sơn La – Hiệp Hòa, NPT đã phối hợp với các đơn vị Bộ Quốc phòng tổ chức khảo sát, rà phá bom mìn để bàn giao tim mốc mặt bằng móng và hành lang cho các đơn vị thi công.</font></p> <p> <table cellspacing="3" cellpadding="3" border="0" align="left" width="300" style="background-color: rgb(255, 255, 153);"> <tbody> <tr> <td> <p><strong>C<font size="2" face="Arial">ác đơn vị liên quan thực hiện dự án: </font></strong></p> <p><font size="2" face="Arial"><strong>Chủ đầu tư:</strong> Tổng công ty Truyền tải điện Quốc Gia<br /> <strong>Đại diện chủ đầu tư:</strong> Ban QLDA các công trình điện miền Bắc <br /> <strong>Đơn vị tư vấn thiết kế:</strong> Công ty cổ phần tư vấn điện 2<br /> </font></p> <div align="justify"><font size="2" face="Arial"> <strong>Đơn vị tư vấn giám sát:</strong> Công ty Truyền tải điện 1</font><br /> <font size="2" face="Arial"> Các Nhà thầu xây lắp:&#160; Công ty cổ phần XLĐ1; Công ty TNHH 1 thành viên XLĐ4; Công ty TNHH 1 thành viên XLĐ2; Công ty cổ phần SĐ11; Tổng công ty cổ phần xây dựng điện VN; LD công ty cổ phần Việt Á&amp; SĐ11; LD công ty cổ phần IEC&amp;INCO.</font></div> <p><strong><font size="2" face="Arial">Nhà thầu tư vấn đền bù:</font></strong></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">- Công ty TNHH Đại Toàn Thắng; Công ty TNHH Tiềm Năng; Trung tâm Tư vấn về Đầu tư và Thị trường bất động sản; Chi nhánh Cty CP xây lắp điện 1 - Trung tâm Tư vấn; Ban AMB.</font></p> </td> </tr> </tbody> </table> <font size="2" face="Arial"> Do tuyến đường dây đi qua nhiều địa hình vùng rừng rậm, núi cao hiểm trở, giao thông không thuận lợi vì thế điều kiện thi công hết sức khó khăn cùng với điều kiện thời, mưa kéo dài nên&#160; tiến độ thi công chậm so dự kiến. Bên cạnh đó một số vị trí nằm vào đất thổ cư, có nhà của các hộ xin tái định cư cũng chưa thi công được vì chưa di chuyển được các hộ. Tại vị trí 93.301 có 1 lò gạch Tuynel nằm ngoài hành lang, nhưng không đủ khoảng cách 60m như trong Quy phạm trang bị điện, giá trị lò gạch khoảng 10 tỷ đồng. Theo yêu cầu của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, lò gạch vẫn chưa được tháo dỡ nên vẫn chưa thi công được. Mặt khác, cung đoạn từ VT 10201 đến 10401 nằm trong vành đai an toàn của kho đạn thuộc Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304, Quân khu 2) nên cung đoạn này phải tạm dừng để thay đổi hướng tuyến đường dây. Để tập trung giải quyết các vướng mắc trên công trường, dự kiến đóng điện vào tháng 8 năm nay, Ban AMB đã và đang tích cực tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến độ. </font></p> <p><font size="2" face="Arial">Ông Trần Quốc Lẫm - Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) đã cho biết: Mục tiêu của NPT là đảm bảo đưa các công trình nối nguồn đi vào vận hành sớm khai thác có hiệu quả công suất của nhà máy Thủy điện Sơn La nhằm cung cấp điện một cách an toàn, hiệu quả nhất cho các nhu cầu phụ tải của các tỉnh miền Bắc đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. </font></p> <p><font size="2" face="Arial">Cũng trong thời gian này lực lượng kỹ sư, công nhân của Công ty Truyền tải điện 1 cũng đang ngày đêm bám sát công trường thực hiện nhiệm vụ giám sát, nghiệm thu công trình. Theo chỉ đạo của NPT, Công ty Truyền tải điện 1 đã Thành lập Ban chỉ đạo công tác TVGS , do 1 đồng chí Phó giám đốc Công ty làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Kỹ thuật Công ty và Trưởng các Truyền tải điện Tây Bắc, Thái Nguyên làm Phó ban. Thành lập 3 Ban tiền phương, do đồng chí Trưởng Truyền tải điện làm Trưởng ban và thành lập 12 tổ tư vấn giám sát (TVGS), 89 kỹ sư, công nhân trực tiếp tham gia TVGS bố trí dọc theo tuyến đường dây chủ động phối hợp với tư vấn thiết kế và các nhà thầu thi công để hoàn thành tốt nhiệm vụ.</font></p> <p><font size="2" face="Arial">Có đi thực tế mới thấu hiểu những khó khăn nhọc nhằn của những người thợ đang ngày đêm kiên gan vượt khó để công trình đạt được chất lượng tốt nhất. Không bao lâu nữa đường dây 500kV Sơn La – Hiệp Hòa sẽ hoàn thành, thêm một công trình mang dáng vóc của trí tuệ và sức lực của ngành Điện Việt Nam nói chung và của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia nói riêng trên con đường phát triển kinh tế – xã hội – an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế.</font></p> </div> Bài và ảnh: Quang Thắng