Sự kiện

Kỷ niệm 59 năm ngày truyền thống ngành điện Việt Nam (21/12/1954 – 21/12/2013): Mừng ngày truyền thống trong bối cảnh mới

Thứ năm, 19/12/2013 | 16:59 GMT+7
Ngày truyền thống chỉ có ý nghĩa khi nó là một kỷ niệm thiêng liêng của chung nhiều người, nhớ đến nó ta cảm động, tự hào và muốn làm tốt hơn những gì ta đã đạt được. Năm nay, ngày truyền thống ngành điện đến trong lúc tình hình sản xuất, kinh doanh khó khăn nhiều bề, nền kinh tế chung ảnh hưởng không nhỏ của suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong khó khăn chung đó, ngành điện cũng có nhiều khó khăn riêng. Vậy chúng ta đón ngày truyền thống như thế nào?



Bác Hồ trong một dịp nói chuyện với CBCNV Nhà máy Đèn Bờ Hồ

Có lẽ chưa bao giờ, trong sản xuất và kinh doanh, ngành điện lại đứng trước những phản ứng gay gắt như vậy. Trong nghị trường Quốc hội, trong các phiên họp Chính phủ, trong họp báo của Bộ Công Thương, hàng ngày trên báo chí và dư luận, gần như không nơi nào không có những ý kiến khác nhau về ngành điện, từ việc mất điện, các cuộc kiện cáo về lưới điện, giá điện, hệ thống thủy điện…

Nổi lên hàng đầu hiện nay là hệ thống thủy điện. Ngay tại các diễn đàn quan trọng nhất tới dư luận báo chí cũng có những ý kiến khác nhau. Tuy không ai phủ nhận vai trò tích cực của thủy điện, nguồn năng lượng đóng góp đến 40% tổng nguồn năng lượng của cả nước nhưng khi đi vào những đánh giá cụ thể, sự khác nhau thật quyết liệt. Người thì cho rằng viêc phát triển có phần ồ ạt, thiếu quy hoạch mạng lưới thủy điện vừa qua là một sai lầm lớn vì suy cho cùng, nếu tính cả những chi phí và thiệt hại về môi trường, mất đất nông nghiệp, kinh phí cho tái định canh định cư… thì giá thủy điện rất đắt chưa kể những hiểm họa do thay đổi khí hậu hiện nay. Ngược lại, nhiều người cho rằng, thủy điện không phải là thủ phạm của lũ lụt cũng không phải thủ phạm của khô hạn mà do biến đổi khí hậu gây ra. Trong đợt lũ nặng nề vừa qua, tất cả các nhà máy thủy điện đều vận hành, xả lũ đúng quy trình, hạn chế được lũ lụt trong thời gian đầu nhưng do mưa to và kéo dài, nhiều hồ buộc phải xả lũ, nhiều hồ nước tràn bờ… đó là những trường hợp bất khả kháng, không nên đổ oan cho ngành điện. Cả hai ý kiến này đều chưa có kết luận đúng, sai.

Có lẽ chưa bao giờ, trong sản xuất và kinh doanh, ngành điện lại đứng trước những phản ứng gay gắt như vậy. Trong nghị trường Quốc hội, trong các phiên họp Chính phủ, trong họp báo của Bộ Công Thương, hàng ngày trên báo chí và dư luận, gần như không nơi nào không có những ý kiến khác nhau về ngành điện, từ việc mất điện, các cuộc kiện cáo về lưới điện, giá điện, hệ thống thủy điện…
Trong kinh doanh, việc thay đổi từ cơ chế phục vụ độc quyền, bao cấp sang cơ chế thị trường là một cuộc đấu tranh gian khổ và lâu dài nhất là vấn đề vốn, lựa chọn kỹ thuật, giá cả. Mâu thuẫn trong kinh doanh điện lúc này tập trung quanh giá điện. Một đằng, cơ chế thị trường yêu cầu minh bạch, bình đẳng, sòng phẳng. Một đằng là trách nhiệm với nền kinh tế và cả yêu cầu chính trị. Ngành điện chưa thể làm được điều đó trong khi vẫn phải tăng giá điện. Không phải là tất cả, nhưng ngay điều đó cũng đã khoét sâu mối nghi kỵ không đáng có.

Vào lúc đó, ngày truyền thống đến. Ngày ấy diễn ra cách đây 59 năm, chỉ ít ngày sau khi giải phóng Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm cán bộ, công nhân nhà máy đèn Bờ Hồ. Nhà máy Đèn Bờ Hồ khi đó là hình ảnh của ngành điện Việt Nam, so với bây giờ, thật chưa bằng hệ thống điện của một xã hoặc một huyện nghèo. Đứng trên bục giữa sân, xung quanh là các cán bộ, công nhân quây quần như con cháu, Bác Hồ căn dặn: “Nhà máy bây giờ là của Chính phủ, của các cô, các chú, các cô, các chú là chủ thì phải giữ gìn nhà máy, làm cho nó phát triển hơn nữa”. Trong lúc bận trăm công nghìn việc, Bác đã đến thăm Nhà máy Đèn Bờ Hồ, điều đó chứng tỏ Đảng và nhà nước đánh giá rất cao vị trí, vai trò của ngành điện. Lời căn dặn của Bác Hồ càng có ý nghĩa to lớn, đó là ngành điện hay nói rộng ra, đất nước này là của dân, do dân, vì dân. Dù khó khăn đến mấy, công nhân trong ngành cũng không được nhụt ý chí, suy giảm quyết tâm trong những công việc cụ thể của mình.

Ý nghĩa ấy của ngày truyền thống luôn mang tính thời sự, cho dù hơn nửa thế kỷ đã qua. Trong hơn nửa thế kỷ ấy, cũng vì tầm quan trọng của ngành điện, vì tinh thần làm chủ xã hội, biết bao thế hệ công nhân của ngành đã không ngại gian khổ, hy sinh. Ngày nay, khối tài sản nhà nước giành cho chúng ta quản lý và phát triển thật khổng lồ.Tiếp bước cha anh, không thể lãng phí, làm cho nó giảm sút. Muốn thay đổi nhận thức của xã hội về ngành, trước hết phải làm cho ngành tốt hơn, phục vụ có hiệu quả hơn, Việc ấy, chỉ những người lao động của ngày nay mới làm được.
Theo: Công Thương Online