Bảng 3. Phân bổ các khoản đầu tư vào ngành điện theo chiến lược Năng lượng cho giai đoạn đến năm 2020, tỷ USD
|
Phương án phát triển kinh tế
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011- 2015
|
2016-2020
|
2001-2020
|
Cao
|
19,6
|
41,9
|
69,0
|
87,0
|
217,5
|
Thấp
|
19
|
29,4
|
41,6
|
49,4
|
139,4
|
Bảng 4. Các giải pháp kỹ thuật và suất chi phí để duy trì khả năng hoạt động của các NMTĐ và các NMNĐ thuộc Tổ hợp ngành điện Liên bang Nga
|
Giải pháp kỹ thuật
|
Suất đầu tư
(tỷ USD/GW)
|
Kéo dài thời hạn vận hành các NMĐ hiện hành với việc thay thế mới các cụm và các chi tiết chính
|
0,11
|
Trang bị lại kỹ thuật (hiện đại hóa) các NMĐ đã hết tuổi thọ (tính toán) với việc thay thế bằng các thiết bị có triển vọng hơn
|
0,45
|
Mở rộng các nhà máy điện hiện hành và hoàn tất công trình đã khởi công
|
0,78
|
Xây dựng các NMĐ mới trong các khu vực thiếu năng lượng trong nước Nga:
|
· Các NMĐ chu trình hỗn hợp
|
0,6
|
· Các NMNĐ than kiểu ngưng tụ
|
1,2
|
· Các NMTĐ
|
1,5
|
Tổng nhu cầu về vốn đầu tư theo chiến lược Năng lượng của Nga theo các phương án cao và thấp của phát triển kinh tế đất nước được đánh giá tương ứng là 700 và 550 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư vào tổ hợp nhiên liệu năng lượng (TNN) được dự kiến tương ứng là 600 và 480 tỷ USD. Nhu cầu đầu tư của ngành điện chiếm từ 20 đến 35% tổng các khoản đầu tư vào TNN.
Bảng 5. Các giải pháp kỹ thuật và suất đầu tư để duy trì khả năng hoạt động các NMĐNT
|
Giải pháp kỹ thuật
|
Suất đầu tư
(tỷ USD/GW)
|
Kéo dài tuổi thọ của các tổ máy hạt nhân thế hệ thứ nhất tới 40 năm và thế hệ thứ hai tới 50 năm
|
0,15
|
Nâng cao hệ số sử dụng công suất đặt từ 0,7 tới 0,8 đến năm 2010, đánh giá trung bình
|
0,10
|
Đưa các nguồn mới vào vận hành bằng cách:
|
· Hoàn tất công trình đã khởi công xây dựng NMĐNT
|
0,7
|
· Mở rộng NMĐNT hiện có trên mặt bằng đã sẵn sàng
|
0,9
|
· Xây dựng NMĐNT thế hệ mới có độ an toàn tăng cao
|
1,5
|
Nhu cầu về đầu tư của ngành điện được xác định bởi chiến lược xây dựng tiềm lực kỹ thuật hiện đại của ngành đã được chính phủ phê chuẩn, nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ hợp ngành điện của Nga bằng cách phát triển vượt trước các NMĐNT, nắm vững công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp công suất lớn và áp dụng trong các NMNĐ đốt khí và đồng thời biến đổi các lò hơi lớn trong thành phố thành các trung tâm nhiệt điện (TTNĐ) mini. Việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển ngành năng lượng hạt nhân bị hạn chế bởi thiếu kinh phí, còn đối với lĩnh vực ngành nhiệt điện, không những cần phải phân bổ nguồn lực mà còn phải dành thời gian đáng kể để tạo ra cơ sở hạ tầng tương ứng, điều đó thực tế có thể thực hiện được sau năm 2010. Khi đó, mức hao mòn cả loạt các nguồn phát điện của tổ hợp ngành điện Liên bang Nga sẽ vượt 50%, tức là sẽ hạn chế đáng kể cung cấp điện trong toàn quốc.
Bảng 6. Cơ cấu đưa các nguồn điện vào vận hành của tổ hợp ngành điện Liên Bang Nga cho giai đoạn đến năm 2020, GW
|
Phương án phát triển kinh tế
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2015
|
2016-2020
|
2010-2020
|
Phương án thấp,
Trong đó:
|
23
|
34
|
50
|
70
|
177
|
NMTĐ và TĐTN
|
3
|
4
|
10
|
19
|
36
|
NMNĐ ngưng hơi
|
6
|
11
|
17
|
25
|
59
|
NMNĐ
|
9
|
13
|
13
|
11
|
46
|
NMĐNT
|
5
|
6
|
10
|
15
|
36
|
Nhà máy điện ở thành phố Matxcơva
Để duy trì khả năng hoạt động của ngành điện đến năm 2010 trong lĩnh vực nhiệt điện và thủy điện đã dự kiến hàng loạt các giải pháp kỹ thuật (xem bảng 4). Từ bảng 4 có thể thấy rằng phương pháp bù lại công suất bị loại ra của các nhà máy điện với chi phí thấp nhất là kéo dài tuổi thọ các nhà máy điện, vì vậy chính sách này đã được thực hiện trong giai đoạn 1998 - 2004.
Đây là một quan điểm kinh tế thiển cận bởi vì nó sẽ dẫn đến tích tụ những thiết bị già cỗi, tiêu hao nhiều nhiên liệu và tăng chi phí sửa chữa thiết bị. Năm 2000, những chi phí này chiếm 12% giá thành, và đến năm 2005 và năm 2010 sẽ tăng lên tương ứng 1,2 và 1,3 lần. Quan điểm đó mâu thuẫn với những nguyên tắc Nhà nước đã công bố về việc nắm bắt các công nghệ hiện đại trong ngành, tạo điều kiện khách quan cho sự xuống cấp của tổ hợp ngành điện Nga.
Trong lĩnh vực điện hạt nhân việc bù lại các nguồn đã hết tuổi thọ và những giải pháp kỹ thuật về duy trì khả năng hoạt động của các tổ máy hạt nhân được trình bày trong bảng 5. Từ bảng 4 và bảng 5, có thể thấy rõ các chi phí lớn nhất thuộc về xây dựng các NMTĐ, các NMNĐ kiểu ngưng hơi, các NMNĐ than và các NMĐNT thế hệ mới đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cao.
Cần lưu ý rằng suất đầu tư nêu trong bảng 4 tương ứng với giá dự án các nhà máy điện, giá này với việc nắm vững những công nghệ mới thông thường sẽ tăng thêm 15 - 40%. Tuy nhiên với việc áp dụng cơ chế thị trường trong xây dựng cùng với việc sử dụng vốn vay, chi phí dự án sẽ tăng lên gấp bội.
Bảng 7. Nhu cầu đầu tư cho ngành điện để đưa các nguồn điện vào vận hành cho giai đoạn đến năm 2020 được xác định theo các chi phí riêng (phương án phát triển thấp), tỷ USD
|
2001 - 2005
|
2006 - 2010
|
2011 - 2015
|
2016 - 2020
|
2001 - 2020
|
4,5
|
6,9
|
15,0
|
28,5
|
54,0
|
4,5
|
9,0
|
20,5
|
30,0
|
64,0
|
5,5
|
8,0
|
8,0
|
6,5
|
28,0
|
4,5
|
5,5
|
15,0
|
22,5
|
47,5
|
19
|
28,5
|
58,5
|
87,5
|
193,5
|
Căn cứ vào các số liệu và nhu cầu đưa các nguồn điện vào vận hành (bảng 6), sau đây sẽ trình bày phần chi phí đầu tư theo phương án thấp về phát triển nguồn điện.
Nhu cầu vốn đầu tư của tổ hợp ngành điện Liên bang Nga cho truyền tải và phân phối điện năng được xác định bởi các chi phí cho xây dựng và phục hồi các đường dây truyền tải và các trạm phân phối, các trạm hạ áp cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Mặc dầu tổng công suất các máy biến áp lưới điện truyền tải và phân phối xấp xỉ gấp 3,5 lần tổng công suất nguồn của ngành điện, các chi phí để xây dựng công trình đó chiếm từ 20 đến 40% tổng giá trị các nhà máy điện trong cả nước. Thêm vào đó, các chi phí cho xây dựng các đường dây trên không và các trạm tăng dần trong quá trình thực hiện Chiến lược năng lượng.
Theo đánh giá của Viện Thiết kế lưới điện, tỷ lệ giá trị các đường dây và các trạm biến áp so với tổng công suất các nhà máy điện trong những năm 2001 - 2005 là 20%, còn trong những năm 2006 - 2010 con số đó là 40%. Căn cứ vào các số liệu và các đánh giá nhận được trong bảng 7, có thể tính tổng nhu cầu đầu tư cho ngành điện đến năm 2020, kết quả được nêu trong bảng 8.
So sánh nhu cầu đầu tư của ngành thu được trên cơ sở đánh giá theo suất đầu tư (các bảng 4, 5, 8) với nhu cầu đầu tư được xác định bởi Chiến lược Năng lượng của Liên Bang Nga (bảng 3) cho thấy những số liệu cho giai đoạn 2001 - 2005 gần với phương án cao về phát triển kinh tế. Đối với phương án thấp về phát triển kinh tế của Nga thì nhu cầu đầu tư cần thiết trong Chiến lược Năng lượng của Nga đã hạ thấp đi 20%.
Bảng 8. Nhu cầu đầu tư của ngành điện Liên Bang Nga cho giai đoạn đến năm 2020 được xác định theo suất đầu tư (phương án phát triển thấp)
|
Các chỉ tiêu chủ yếu
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2015
|
2016-2020
|
2001-2020
|
Công suất đưa vào, GW
|
23
|
34
|
50
|
70
|
177
|
Giá các nhà máy điện đưa vào, tỷ USD
|
19
|
28,5
|
58,5
|
87,5
|
193,5
|
Tỷ lệ giá các đường dây, trạm cao áp so với tổng giá các NMĐ, %
|
20
|
25
|
35
|
40
|
34,3
|
Giá đường dây và trạm cao áp đưa vào, tỷ USD
|
3,8
|
7,1
|
20,5
|
35,0
|
66,4
|
Tổng vốn đầu tư cho ngành điện, tỷ USD
|
22,8
|
35,5
|
79,0
|
122,5
|
259,8
|
Trong những năm 2011 – 2020, nhu cầu đầu tư xuất phát từ suất đầu tư cao hơn đáng kể (gấp 1,5 - 2 lần) so với các số liệu xác định trong Chiến lược Năng lượng. Sở dĩ như vậy, có thể là, trong Chiến lược Năng lượng chưa tính đến các chi phí bổ sung để khai thác công nghệ cao (tới 40%): các NMĐNT an toàn thuộc các thế hệ mới, các NMĐ kiểu ngưng hơi với khí hóa than hoặc đốt than trong tầng sôi và mức lạm phát cao những năm gần đây (tới 10% một năm). Thực vậy, tính toán nhu cầu đầu tư cho giai đoạn sau năm 2010 theo suất đầu tư được áp dụng cho những năm 2001 - 2010 (đối với những trường hợp xây dựng nốt cho xong các nhà máy điện và sử dụng công nghệ cũ), cho kết quả khá trùng với các số liệu của Chiến lược Năng lượng. Ngoài ra, khi nhu cầu về đầu tư cho giai đoạn sau năm 2010 cần phải tính đến sự cần thiết thay thế phần lớn các máy cắt (đã hết tuổi thọ và không thể phục hồi) bằng các loại máy cắt chân không và khí SF6 hiện đại tại các trạm với các cấp điện áp khác nhau.
Bảng 9. Đánh giá nhu cầu đầu tư của tổ hợp ngành điện Liên Bang Nga tới năm 2010, dựa theo các nguồn khác nhau về mức tiêu thụ năng lượng đối chứng, tỷ USD
|
Nguồn đánh giá
|
2001 - 2005
|
2006 - 2010
|
2001 - 2010
|
Chiến lược Năng lượng, phương án thấp
|
19
|
29,4
|
48,4
|
Viện Thiết kế lưới điện
|
17,2
|
21,3
|
38,5
|
Viện Thiết kế nhiệt điện
|
14,1
|
26,6
|
40,7
|
Viện NCKH Năng lượng mang tên G.M. Krjijanovski, phương án cơ sở với việc kéo dài tuổi thọ các NMĐNT và NMNĐ thêm 10 năm
|
17,1
|
44,4
|
61,5
|
Theo suất đầu tư, phương án thấp
|
22,8
|
35,5
|
58,3
|
Từ bảng 9 có thể thấy rằng các đánh giá về nhu cầu đầu tư của ngành điện được tiến hành theo các chỉ tiêu cơ sở về đưa các nhà máy điện vào vận hành phù hợp với Chiến lược Năng lượng, rất gần với các đánh giá của Viện NCKH Năng lượng mang tên G.M Krjijanovsk và các tính toán theo suất đầu tư cho một đơn vị công suất. Các tính toán về vốn đầu tư vào ngành điện do các Viện Thiết kế nhiệt điện và Viện Thiết kế lưới điện thực hiện sai khác tới 1,5 lần so với các đánh giá nêu trên. Đó là do trong các tính toán của Viện Thiết kế nhiệt điện, công suất các NMTĐ và các NMNĐ đưa vào trước năm 2010 thấp hơn hai lần so với phương án thấp trong Chiến lược Năng lượng, còn trong các tính toán của Viện Thiết kế lưới điện, công suất của các nhà máy điện ở cùng giai đoạn đó thấp hơn 1,5 lần công suất dự kiến đối với phương án phát triển thấp. Nếu như hiệu chỉnh tương ứng đối với khối lượng các nguồn công suất theo Chiến lược Năng lượng thì các tính toán của các viện đó sẽ tương ứng những nhu cầu về đầu tư theo suất đầu tư cho một đơn vị công suất.
Do đó, đối với giai đoạn tới năm 2010, nhu cầu đầu tư của ngành điện được dự kiến trong Chiến lược Năng lượng Liên Bang Nga thấp hơn 20% so với đánh giá của các viện năng lượng chuyên ngành hàng đầu của Nga.
Đối với giai đoạn tới năm 2005, các khoản vốn đầu tư thực tế vào ngành điện do chính phủ quyết định trên cơ sở những khuyến nghị của Bộ Phát triển kinh tế và thương mại và Uỷ ban Năng lượng Liên bang, theo các đánh giá, đạt không quá 30% mức dự kiến trong Chiến lược Năng lượng được chính phủ phê chuẩn. Do đó không có cơ sở để hy vọng về các khoản đầu tư từ bên ngoài vào ngành điện của Nga. Theo các số liệu thống kê, tổng các khoản đầu tư từ bên ngoài vào ngành điện của Nga trong giai đoạn 2000 - 2004 là 1% nhu cầu của ngành (ngay cả đối với phương án phát triển thấp được vạch ra trong Chiến lược Năng lượng).
Kết luận
Ngoài các biện pháp kinh tế và tổ chức đã xem xét, việc thực hiện Chiến lược Năng lượng là không khả thi nếu không thông qua các văn bản tiêu chuẩn pháp lý ở dạng các đạo luật của Liên bang Nga, các chỉ thị của Tổng thống và các Nghị định của Chính phủ Liên bang Nga. Những văn bản tiêu chuẩn pháp lý đó cần phải khôi phục lại sự kiểm soát của Nhà nước đối với các công ty năng lượng thông qua các đại diện của mình có uy tín và năng lực trong các hội đồng quản trị của các công ty, không chỉ kiểm soát hiệu quả quản lý tài sản quốc gia, mà còn đảm bảo sự giám sát có hiệu lực đối với sự phát triển ngành điện. Các cơ quan chức năng Nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra việc thục hiện những giai đoạn chủ yếu của Chiến lược Năng lượng và áp dụng các biện pháp hành chính và pháp lý đối với hiện tượng chống đối hoặc thiếu tích cực trong việc thực hiện kế hoạch.