Tin mới nhất

Những bài học từ công tác quản lý, vận hành đường dây 500kV Bắc – Nam

Thứ tư, 3/6/2009 | 10:22 GMT+7

Tháng 5 năm 1994, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử phát triển ngành điện Việt Nam: Đường dây siêu cao áp 500kV đầu tiên ở Việt Nam được hoàn thành và đưa vào sử dụng, mở ra một bước ngoặt quan trọng, hợp nhất lưới điện Bắc – Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Điện; đầu tư, ứng dụng khoa học, làm chủ thiết bị công nghệ tiên tiến, chuẩn bị các điều kiện để bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Sau khi công trình đường dây 500kV (mạch 1) và mạch 2 đường dây 500kV Bắc Nam đưa vào vận hành vào tháng 5/2005, sản lượng điện truyền tải qua đường dây 500kV theo hai chiều Bắc – Nam đã tăng đều hàng năm và đến hết tháng 3-2009 đạt được con số kỷ lục: 148 tỷ kWh. Việc xây dựng và đưa các đường dây 500kV vào sử dụng đã góp phần điều hòa công suất; khắc phục tình trạng quá tải, cung cấp điện ổn định, kịp thời cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội.

Công trình đường dây 500kV còn có vai trò hết sức quan trọng, bởi không chỉ truyền tải nguồn điện để phát triển đời sống, xã hội, mà nó còn là đường dây đầu tiên áp dụng dây chống sét cáp quang, một xa lộ truyền tải thông tin hữu ích để tham gia phát triể công nghiệp thông tin. Hiện tại, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông lớn trong nước VNPT, Viettel, EVNtelecom… đã khai thác, sử dụng rất hiệu quả sợi cáp quang trên đường truyền tải điện để thiết lập nền tảng truyền dẫn thông tin xuyên quốc gia, phục vụ an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.

Bên cạnh ý nghĩa về kinh tế, đường dây 500kV Bắc – Nam còn có cơ hội để CBCNV ngành Điện tiếp cận với thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến của các nước công nghệ hiện đại, tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển. Điển hình là khi thi công đường dây mạch 1 cần phải có chuyên gia, thì đến đường dây 500kV mạch 2, đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân vận hành trạm và đường dây không cần đến chuyên gia ước ngoài. Các công đoạn từ tư vấn, giám sát, thí nghiệm thiết bị, đến công tác quản lý, vận hành đường dây đều do CBCNV Việt Nam thực hiện, mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Bằng tinh thần học hỏi, dám nghĩ dám làm, tính chủ động, sáng tạo, CBCNV ngành Điện đã nắm bắt, làm chủ thiết bị công nghệ, đảm nhận được nhiều công việc đòi hỏi chất xám và kỹ thuật cao như: Chủ động sửa chữa đường dây đang mang điện bằng máy bay trực thăng; tự sửa chữa đại tu máy biến áp 500kV; xử lý các mối nối tiếp xúc bằng công nghệ hàn cadweld; xử dụng công nghệ kiểm tra phóng điện bề mặt chuỗi sứ bằng thiết bị ghi hình vầng quang corora camera; nghiên cứu sử dụng công nghệ sứ composite cho đường dây; tự sửa chữa sự cố máy biến áp, cũng như chủ động chế tạo các thiết bị, công nghệ và vật te chất lượng cao để phục vụ thay thế, sửa chữa công trình, … đảm bảo cho lưới điện vận hành thông suốt, ổn định, góp phần giảm thiểu những thiệt hại do sự cố mất điện gây ra.

Ảnh: Ngọc Hà
Nhìn lại 15 năm sau khi công trình đường dây 500kV được đưa vào vận hành an toàn, ổn định, có thể rút ra những bài học như sau:

Một là, mô hình tổ chức bộ máy lực lượng của các công ty truyền tải điện khá ổn định và phát huy hiệu quả, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các đơn vị trong Ngành và tính chuyên môn, kỷ luật cao trong quản lý vận hành lưới điện. Đặc biệt là, đào tạo được đội ngũ CBCNV yêu ngànhm yêu nghề, gắn bó với đơn vị, có ý thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa công sở, thể hiện qua việc nhiều công ty đã thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp”, “Đường dây và Trạm kiểu mẫu”…

Hai là, từ thực tiễn công tác, đội ngũ CBCNV đã trưởng thành nhanh chóng, không ngừng học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, thay thể đường dây và trạm 500kV (kể cả quản lý thiết bị công nghệ tự động hóa tại các trạm biến áp 220 – 500kV) mà không cần đến chuyên gia nước ngoài, tiết kiệm được ngoại tệ cho ngân sách nhà nước,

Ba là, phát huy được sức mạnh của toàn dân trong việc bảo vệ an toàn hành lang lưới điện, trong đó, đáng chú ý là các truyền tải điện khu vực đã sáng tạo và chủ động đề xuất các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong hành lang tuyến; phối hợp với địa phương (huyện, xã, thôn, làng …) tổ chức truyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc thi văn nghệ, tìm hiểu phát luật về bảo vệ an toàn hành lang lưới điện … tại các địa phương có đường dây đi qua, giúp cho việc quản lý đường dây và trạm thuận lợi, hạn chế được các vụ xâm hại công trình trọng điểm quốc gia.

Lưới điện 500kV từ 1994 đến nay có sự phát triển lớn mạnh, ban đầu chỉ có 1500km đường dây và 4 trạm biến áp 500kV, đến nay đã phát triển mạnh từ Cà Mau đến Quảng Ninh, Sơn la. HIện nay, đường dây 500kV dài trên 3440 km với 11 trạm biến áp 500kV, tổng dung lượng máy biến áp 500kV là 8756 MVA. Từ nay đến 2015 và những năm tiếp theo sẽ phát triển thêm nhiều đường dây và trạm biến áp 500kV để đón nhận kịp thời các nguồn điện lớn sẽ vào vận hành.

Có thể nói, hiệu quả kinh tế từ việc xây dựng đường dây 500kV Bắc-Nam là hết sức to lớn và những bài học kinh nghiệm từ công trình đường dây 500kV, cũng sẽ rất bổ ích cho CBCNV Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia trong công tác quản lý, vận hành an toàn lưới điện cao áp, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH khi nước ta hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế.

Theo Tạp chí CN