Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh về cơ bản được hiểu là loại năng lượng có nguồn lực liên tục, có thể tái sử dụng vô hạn lần theo chuẩn mực hiện tại như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng, nhiên liệu sinh học,...
Trên thế giới có nhiều quốc gia đã thành công trong việc tái tạo năng lượng. Trong khi thế giới đang loay hoay tìm cho mình lối đi để phát triển năng lượng tái tạo thì những nước này đã đủ khả năng tự chủ cung cấp nguồn điện chất lượng.
Phần Lan
Phần Lan xếp đầu danh sách tính theo Chỉ số Hiệu suất Môi trường (EPI) hàng năm của Đại học Yale, Mỹ. Lý do để quốc gia này đứng đầu là sản xuất được khoảng 35% năng lượng từ các nguồn tái tạo, đặc biệt là điện gió. Dự kiến đến năm 2050, tỷ lệ này sẽ tăng trên 50% .
Theo ScienceAlert, kế hoạch tham vọng đó của Phần Lan hứa hẹn sẽ sớm chấm dứt sự phụ thuộc vào than đá và sẽ là một thành tựu đáng ghi nhận kể từ sau cam kết chống phát thải khí nhà kính tại Paris (Pháp) hồi cuối năm 2015.
Quốc gia này dự kiến sẽ ban hành lệnh cấm toàn diện đối với than đá, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất năng lượng. Đây hứa hẹn sẽ là một bước tiến chưa từng có của một quốc gia phát triển tính cho tới nay.
Ngoài việc loại bỏ dần than đá vào năm 2030, Phần Lan cũng dự kiến giảm bớt việc nhập khẩu các loại nhiên liệu hóa thạch khác như dầu mỏ, dầu diesel, dầu nhiên liệu và các loại chất đốt khác. Kết quả đạt được có thể giúp giảm tới phân nửa lượng nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu trong năm 2020 so với hồi năm 2005.
Kenya
Lợi thế của Kenya là có Thung lũng Great Rift, cho phép Kenya tiếp cận với nguồn nước nóng siêu nhiệt bởi macma trong lòng đất. Năng lượng địa nhiệt đã bùng nổ ở Kenya trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, và hiện nay đủ để cung cấp cho một nửa dân trong nước.
Mỹ
Mặc dù chính quyền hiện hành vẫn đang quan tâm đến nhiên liệu hóa thạch, song Mỹ đang có kế hoạch chuyển sang dùng năng lượng mặt trời và gió vì giá thành rẻ và thân thiện với môi trường.
Texas là bang dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng gió, và là "quốc gia" sản xuất năng lượng gió lớn thứ 4 trên thế giới nếu Texas là một quốc gia độc lập. Về năng lượng mặt trời, năm 2014, Mỹ có tốc độ phát triển nhanh nhất, trung bình cứ 2,5 phút, lại có một mái nhà năng lượng mặt trời được hoàn thành.
Các chuyên gia dự báo, nền kinh tế Mỹ sẽ không thể giảm được lượng khí thải CO2 trong toàn bộ thời gian cho đến tận năm 2050. Lượng khí thải CO2 sẽ duy trì ở mức hiện tại - khoảng 5 gigatons mỗi năm. Cách duy nhất để giảm lượng khí thải CO2 là làm chậm tăng trưởng kinh tế.
Iceland
Iceland xếp thứ 4 với danh hiệu quốc gia xanh nhất, thân thiện hành tinh, sử dụng 100% năng lượng từ các nguồn tái tạo, như thủy điện, khai thác lượng mưa dồi dào ở các vùng núi cao. Để làm ấm nhà cửa và nước, Iceland còn khai thác cả nguồn địa nhiệt dồi dào từ những ngọn núi lửa bất tận.
Na Uy
Từ những năm 1800, Na Uy đã dựa vào thủy điện để sản xuất phần lớn điện. Hiện nay, 98% sản lượng điện toàn quốc được sản xuất bởi các nguồn năng lượng tái tạo, dẫn đầu vẫn là thủy điện. Ngoài ra, các nguồn năng lượng xanh khác, như năng lượng gió và địa nhiệt đang ngày càng gia tăng tỉ trọng trong cơ cấu nguồn điện Na Uy, phục vụ nhu cầu điện ngày càng tăng trong nước, đồng thời xuất khẩu điện sạch sang các nước láng giềng.
Thụy Điển
Tại Thuỵ Điển, năm 2015, năng lượng tái tạo đã đảm nhận thị phần trên một nửa nhu cầu tiêu dùng trong nước (57%),dự kiến sẽ tăng tiếp 100% vào năm 2040. Gió, hạt nhân và thủy điện là những nguồn năng lượng tái tạo chính ở quốc gia Bắc Âu này.
Một phần đáng kể trong thành công của quốc gia này trong việc sử dụng năng lượng sạch là do nguồn thủy điện và điện gió dồi dào, góp phần đảm bảo nguồn cung điện tái tạo cho quốc gia này.
Đan Mạch
Là quốc gia đã cam kết không sử dụng hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch trong phát điện vào năm 2050. Hiện nay, Đan Mạch là nước đứng đầu thế giới về sản xuất năng lượng gió. Theo chính phủ Đan Mạch, sản lượng điện gió tại quốc gia này hiện nhiều hơn gấp đôi so với bất kỳ quốc gia phát triển nào khác trên thế giới.
Anh
Vào tháng 4 năm 2017, lần đầu tiên kể từ Cách mạng Công nghiệp, Anh đã có trọn 1 ngày không dùng tới than. Do nhận thức năng lượng hoá thạch sẽ không còn chỗ đứng do đắt đỏ, bẩn và dễ gây ô nhiễm môi trường nên Anh đã sớm trú trọng tới năng tái tạo, nhất là gió và thủy điện. Anh dự kiến sẽ đóng cửa toàn bộ nhà máy than vào năm 2025.
Link gốc