Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 có công suất 100 MWp đã chính thức hòa lưới điện quốc gia vào ngày 31-12-2020.
Được biết, tổng thầu các nhà máy là những đơn vị uy tín trong nước và thế giới với quy trình đào tạo vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đặc biệt, các nhà máy cũng được ứng dụng các công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới, chất lượng vật liệu tốt, bền bỉ và thân thiện với môi trường như sử dụng các tấm pin quang điện, hệ thống Inverter chuỗi cho hiệu suất cao với hệ thống điều khiển tiên tiến, hiện đạị.
Theo đó, nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 và Thiên Tân 1.3 do Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận - thành viên của Tập đoàn T&T Group làm chủ đầu tư và đều do IPC làm tổng thầu thi công. Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 nằm tại xã Phước Hà, xuyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận có công suất 100 MWp. Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.3 nằm tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có công suất 50MWp.
Dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3 do Tập đoàn Hawee làm tổng thầu thi công với công suất 50 MWp, được xây dựng tại xã xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Trước đó, vào cuối tháng 6-2020, sau gần bốn tháng thi công trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng trên khắp thế giới, nhà máy điện mặt trời Phước Ninh đã chính thức vận hành, vượt tiến độ dự kiến gần 1 tháng, với công suất 45MWp do liên danh Sharp - NSN làm tổng thầu thi công. Tập đoàn Sharp có hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực điện mặt trời và là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời uy tín toàn cầu.
Bên cạnh các dự án nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Tập đoàn T&T Group cũng đang nghiên cứu, có kế hoạch triển khai hàng loạt dự án nhà máy điện gió ở các địa phương giàu tiềm năng trên khắp cả nước, với tổng công suất lên tới 530 MWp.
Theo dự kiến, các dự án này sẽ hòa lưới điện quốc gia vào tháng 10-2021, góp phần đưa T&T Group trở thành “ông lớn” số 1 về đầu tư điện gió trong tương lai. Đồng thời, T&T Group đã hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 phù hợp chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.