Sự kiện

Thúc đẩy nhanh năng lượng tái tạo

Thứ hai, 29/8/2011 | 09:02 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Trong chiến lược năng lượng quốc gia, năng lượng tái tạo sẽ là nguồn phát điện chủ lực.</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Cột điện gió tại Ninh Thuận</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Năng lượng tái tạo, một nguồn phát điện chủ động và an toàn, đang là vấn đề đang được Chính phủ quan tâm. Ông Lê Tuấn Phong, Vụ phó Vụ Năng lượng - Bộ Công Thương, thông tin thêm về vấn đề này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><em><span style="font-size: small;">* Phóng viên:</span></em></strong><em><span style="font-size: small;"> Thưa ông, ngành điện xác định vai trò của năng lượng tái tạo như thế nào?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>- Ông Lê Tuấn Phong: </strong>Trong chiến lược năng lượng quốc gia có mục tiêu phát triển&#160; năng lượng tái tạo và năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời... Đây là một trong những nguồn phát điện chủ lực trong tương lai. Hiện Bộ Công Thương đã hoàn chỉnh mục tiêu này trong tổng sơ đồ quy hoạch điện. Theo đó, tỉ lệ sản lượng năng lượng tái tạo sẽ phát triển theo từng năm.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Bộ Công Thương đang xây dựng chiến lược phát triển năng lượng tái tạo từ cơ sở pháp lý, cơ chế hỗ trợ tài chính… để trình Chính phủ quyết định. </span></p> <p style="text-align: justify;"><em><span style="font-size: small;"><br /> * Giá thành sản xuất điện gió cao hơn nhiều so với thủy điện, nhiệt điện nên đã không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn, Chính phủ và Bộ Công Thương nhìn nhận vấn đề này thế nào?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> - Đối với các dự án năng lượng tái tạo hiện nay đều có cơ chế hỗ trợ về thuế, miễn tiền thuê đất… để bù đắp chi phí tạo ra giá thành. Trong đề xuất của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ mua điện gió từ 7-8 cent/KWh, cộng với các khoản hỗ trợ giá đã khoảng 10 cent/KWh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp (DN) làm dự án điện gió còn bán được chứng chỉ giảm phát thải, cộng lại khoảng hơn 10 cent/KWh, là bảo đảm sự khả thi của dự án điện gió. Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị ưu đãi nguồn vốn vay và lãi suất từ Ngân hàng Phát triển dành cho các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><em><span style="font-size: small;">* Mục tiêu là vậy nhưng thực tế, ngay 20 cột điện gió ở Ninh Thuận với sản lượng 30 MW cũng không chạy được hết tải vì thiếu gió, thưa ông?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> - Chính vì vậy việc đo gió, quy hoạch nơi đặt nhà máy điện gió… là rất quan trọng. Nếu đặt không đúng thì sẽ gây rủi ro cho chủ đầu tư. Trong dự thảo quyết định Bộ Công Thương trình Chính phủ đã quy định phải lập quy hoạch gió, đo gió, buộc các chủ đầu tư phải làm theo để bảo đảm đầu tư hiệu quả.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><em><span style="font-size: small;">* Nhiều ý kiến chuyên gia không đồng tình với cách lập bản đồ gió có tính cố định như hiện nay mà 6 tháng phải có nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> -&#160; Hiện nay, mọi người vẫn căn cứ vào bản đồ gió của Ngân hàng Thế giới để tiến hành lập dự án. Tuy nhiên, bản đồ này độ chính xác không được cao mà thường dùng vệ tinh để xác định, đánh giá tốt hơn. Bộ Công Thương đã có dự án thuê chuyên gia Bỉ, Canada là những người làm bản đồ gió cho Ngân hàng Thế giới để lập bản đồ gió cho Việt Nam, sắp tới sẽ công bố cho người dân và DN.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Mặt khác, về quy hoạch, Bộ Công Thương cũng hợp tác với một tổ chức của Đức để tiến hành thực hiện. Trong đó, sẽ cụ thể hóa các thông số như số giờ gió…</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Bộ cũng đang tiến hành thực hiện chương trình phát triển năng lượng sinh học từ việc tận dụng các vùng đất khai thác chưa hiệu quả, khó khăn về nguồn nước để phát triển các giống cây phù hợp làm nhiên liệu điện sinh học...</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><em><span style="font-size: small;">* Theo ông, đâu là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển các dự án năng lượng tái tạo?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> - Theo tôi, điểm quan trọng nhất và cần đột phá vẫn là cơ chế giá. Để thu hút nhà đầu tư làm dự án điện năng lượng tái tạo, trước mắt là điện gió thì giá điện bán ra phải bảo đảm có lợi nhuận.</span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <table width="500" cellpadding="3" border="0" style="background-color: rgb(255, 255, 153);" background-color:=""> <tbody> <tr> <td><strong><span style="font-size: small;">Xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển</span></strong><span style="font-size: small;"><br /> Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết Chính phủ chú trọng và khuyến khích DN đầu tư phát triển dự án điện năng lượng tái tạo. Đây được xem là giải pháp thay thế trong trường hợp dự án điện hạt nhân gặp khó khăn khi triển khai để đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống. Mới đây nhất, Chính phủ đã có cơ chế hỗ trợ điện gió. Hiện Chính phủ cũng đang giao bộ - ngành chức năng xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng sóng biển, năng lượng mặt trời… để cố gắng thực hiện theo chiến lược phát triển nguồn điện quốc gia. </span></td> </tr> </tbody> </table> Theo: Người Lao Động