Bảo đảm an toàn điện hạt nhân
Thứ sáu, 19/8/2011 | 10:22 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sử dụng công nghệ lò nước nhẹ áp lực. Đây là công nghệ nhà máy điện hạt nhân thế hệ 3, có độ an toàn rất cao so với các lò phản ứng hạt nhân sử dụng công nghệ cũ</p>
<br />
<p style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Người dân Ninh Thuận rất quan tâm đến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở đây</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
An toàn điện hạt nhân là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ IX, tổ chức tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, trong hai ngày 18 và 19-8.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Sử dụng công nghệ mới nhất</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Hầu hết tham luận, báo cáo của các nhà khoa học và một số cơ quan, tập đoàn năng lượng nguyên tử của Nhật Bản, Nga, Mỹ, Pháp, Đức, Bulgaria… đề cập khá kỹ về tiến trình, công nghệ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Dự kiến, Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ khởi công vào năm 2014 tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, hoàn thành vào năm 2020. Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 xây dựng tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Tổng công suất 2 nhà máy là 4.000 MW.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, cho biết công nghệ được sử dụng tại Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là công nghệ lò nước nhẹ áp lực. Đây là công nghệ nhà máy điện hạt nhân thế hệ 3, công nghệ mới nhất, có độ an toàn rất cao so với các lò sử dụng công nghệ cũ.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo ông Man Chev P.B, chuyên gia hàng đầu về hạt nhân của Bulgaria, điểm vượt trội của thế hệ lò này là các chương trình hệ thống của nhà máy bảo đảm an toàn trong cả hai trường hợp chủ động và thụ động. “Nếu có sự cố xảy ra như ở Fukushima – Nhật Bản (động đất, sóng thần - PV), đến 2 tháng sau, nhà máy điện hạt nhân thế hệ 3 vẫn hoạt động bình thường mà không cần bất cứ tác động nào của con người” - ông Man Chev P.B khẳng định.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Về sự cố xảy ra tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima khiến nhiều người Việt Nam lo lắng, ông Vương Hữu Tấn giải thích: Lò phản ứng của Nhà máy Fukushima thuộc thế hệ 2, sử dụng nguyên lý an toàn chủ động, tức là hệ thống làm nguội lò phản ứng sử dụng năng lượng từ máy phát điện diesel. Chính vì vậy, khi mất điện, hệ thống làm mát khẩn cấp không hoạt động được, dẫn đến sự cố mất nước, làm tăng nhiệt độ và áp suất vùng hoạt động của lò phản ứng, gây ra cháy nổ… Còn theo thiết kế của lò  thế hệ 3, bể chứa thanh nhiên liệu nằm trong lớp bảo vệ, cô lập nóng chảy, phóng xạ không thể lọt ra ngoài. Với hệ thống bảo vệ này, dù sự cố xảy ra ở mức độ nào, chất nóng chảy cũng không vượt ra khỏi lò phản ứng phóng xạ. Với lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3, khi xảy ra sự cố, trong 72 giờ, không cần sự can thiệp của con người, nhà máy sẽ tự xử lý để hoạt động trở lại bình thường.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><br />
Cần quan tâm nguồn nhân lực</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
TS Seou Machi, nguyên phó tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), hiện là điều phối viên Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á, cho rằng vai trò của người vận hành nhà máy điện hạt nhân rất quan trọng, đòi hỏi phải được đào tạo chuyên sâu. Về vấn đề này, ông Seou Machi cho biết thêm: Năm 2010, Nhật Bản đã đào tạo cho Việt Nam 50 - 60 lượt cán bộ trong lĩnh vực điện hạt nhân. Tới đây, Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm vận hành nhà máy điện hạt nhân an toàn.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo ông Vương Hữu Tấn, từ nay đến năm 2020 (khi Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đi vào hoạt động), Việt Nam có đủ thời gian để làm việc này.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hiệp định về xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đã được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga. Hiện hai bên đang thảo luận hợp đồng làm báo cáo khả thi và tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy. Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đang được các đối tác Việt Nam và Nhật Bản thảo luận để triển khai nghiên cứu địa điểm và lập báo cáo khả thi.<br />
<br />
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho triển khai dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân hợp tác với Liên bang Nga. Hai bên đã tiến hành đàm phán hiệp định và dự kiến sẽ ký kết hiệp định liên chính phủ về xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân vào cuối năm 2011.<br />
</span></p>
Theo: Người Lao động