Sự kiện

Thực hiện Quy hoạch điện VII: Cần sự đồng hành và đồng thuận

Thứ sáu, 12/8/2011 | 10:50 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Quy hoạch điện VII (còn gọi là Tổng sơ đồ điện VII) vừa được Chính phủ phê duyệt, đã xác định nhu cầu huy động vốn lên tới 5 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2010 - 2020 và khoảng 7,5 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2021-2030. Dự kiến, đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện khoảng 929,7 nghìn tỷ đồng (tương đương với 48,8 tỷ USD, trung bình mỗi năm cần khoảng 4,88 tỷ USD).</p>
<p><strong><br /> </strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;">Phải có thêm quy hoạch năng lượng sơ cấp và quy hoạch vốn</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo về Quy hoạch điện VII mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, khó khăn nhất trong việc triển khai Quy hoạch điện VII chính là huy động vốn. Vì thiếu vốn nên việc phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VI chỉ đạt 70-80% kế hoạch. Để tháo gỡ vấn đề, Quy hoạch điện VII cho phép tất cả các dự án đầu tư ngành điện đều khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Thế nhưng, vai trò chính của các dự án trọng điểm vẫn đặt lên vai những tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước là EVN, TKV, PVN. Lý do là số vốn dành cho các dự án này quá cao, lên đến hàng nghìn tỷ USD, khó có nhà đầu tư nào theo kịp.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ông Đào Văn Hưng - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN khẳng định, với quy mô đồ sộ của Quy hoạch điện VII, trong 10 năm tới, Chính phủ sẽ phải huy động tổng lực nguồn vốn, năng lực đầu tư không chỉ của các DN trong nước mà cả các DN nước ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, việc xây dựng Quy hoạch điện VII không thể đơn độc mà cần xây dựng đồng bộ với những quy hoạch khác. Cụ thể, Quy hoạch điện VII đã chỉ ra, đến năm 2015 sẽ phải nhập khẩu than cho điện. Đây là những bất cập không chỉ về giá mà còn là vấn đề chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trong khi mỗi nhà máy nhiệt điện than cần số vốn tới hàng tỷ USD nên cần tính toán cân nhắc kỹ trong đầu tư để tận dụng tuổi thọ cho nhà máy sao cho khỏi lãng phí. Hoặc các mỏ khí chỉ tồn tại 15-20 năm, các máy điện hạt nhân phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài… Vì vậy, việc xây dựng nhà máy tuabin khí hay nhà máy điện hạt nhân cũng phải tính toán kỹ để đảm bảo tính hợp lý&#160; trong khâu đầu tư. Thực tế hiện nay, bản thân một số dự án trọng điểm đang triển khai cũng gặp khó khăn về vốn. Ðiển hình là Công trình thủy điện Lai Châu (công suất 1.200 MW) đang bị chậm tiến độ vì từ đầu năm đến nay, EVN chỉ mới lo được hơn 400 tỷ đồng, từ nay đến cuối năm chưa biết làm thế nào lo được 2.000 tỷ đồng để hoàn thành các hạng mục phục vụ ngăn sông Ðà vào cuối tháng 2/2012. Nhiều dự án khác đã khởi công nhưng EVN đang chạy đôn chạy đáo để tìm đủ 15% vốn đối ứng. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cũng theo ông Hưng, từ trước đến nay, chúng ta chưa bao giờ đầu tư cho ngành điện quá 3 tỷ USD/năm, nay Quy hoạch điện VII yêu cầu nguồn vốn tới 5-7 tỷ USD/năm nên không dễ huy động. Để đảm bảo tính khả thi cho các dự án, cần phải có thêm một Tổng sơ đồ vốn đặt lên bàn để cân nhắc tính toán và có sự chỉ đạo từng năm, từng giai đoạn 5 năm để chỉ ra nguồn vốn đầu tư sẽ huy động như thế nào. Nói cách khác, Chính phủ cần xây dựng song hành thêm ít nhất 2 tổng sơ đồ khác là Tổng sơ đồ về nguồn năng lượng sơ cấp (thủy điện, than, dầu, khí…) và Tổng sơ đồ vốn để tạo thế kiềng 3 chân vững chắc, đảm bảo hoàn thành Tổng sơ đồ VII hiện nay. Tuy nhiên, ông Hưng cũng khá lạc quan khi cho rằng, trong số những dự án EVN chịu trách nhiệm ở Tổng sơ đồ VII, hầu hết các nhà máy lớn đã được khởi công, Chính phủ cũng rất nỗ lực hỗ trợ thu xếp vốn nên chắc chắn sẽ hoàn thành đúng tiến độ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Tháo nút thắt về giá điện</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, một trong những nút thắt của vấn đề nằm ở cơ chế giá điện. Năm 2010, EVN đã lỗ trên 8.000 tỷ đồng, nợ tiền mua điện của PVN và TKV gần 10.000 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2011, EVN lại tiếp tục lỗ 3.500 tỷ đồng. Nếu không thay đổi giá điện, cuối năm nay, EVN sẽ lỗ lũy kế xấp xỉ 40.000 tỷ đồng. Việc tiến tới một khung giá điện mang tính thị trường của Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá rất cao và xem đây là giải pháp thu hút đầu tư ở Quy họach điện VII và giải quyết tận gốc bài toán thiếu điện. Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường đã có hiệu lực từ ngày 1/6, Bộ Công Thương cũng đã có hướng dẫn về vấn đề này. Tuy nhiên, giải bài toán giá điện không thể không tính đến giá nhiên liệu và các mặt hàng khác. Bởi vì, suy cho cùng, điều chỉnh giá cũng để nhằm mục đích quan trọng nhất là đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc điều chỉnh giá điện vẫn đang được tính toán thận trọng để vừa giải quyết tình hình tài chính cho các đơn vị sản xuất điện nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><span style="font-size: small;">Phát triển lưới điện: Cần sự đồng thuận</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Một trong những yêu cầu quan trọng của Quy hoạch điện VII là phát triển đường dây truyền tải điện đồng bộ với nguồn, có dự phòng cho phát triển lâu dài, từng bước ngầm hóa lưới điện tại các thành phố, thị xã. Giai đoạn 2011-2015, EVN dự kiến sẽ đưa vào vận hành 44 công trình lưới truyền tải điện (LTTÐ) 500 kV và 212 công trình LTTÐ 220 kV. Chính phủ cũng yêu cầu, ngoài lưới điện áp 500 kV, sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng cấp điện áp 750 kV, 1000 kV hoặc truyền tải bằng điện một chiều giai đoạn sau năm 2020. Việc này sẽ cần 1 lượng vốn không nhỏ. Đây là bài toán rất nan giải vì hiện nay bức tranh tài chính của EVN đang rất khó khăn, chỉ riêng trả nợ đúng hạn cho các ngân hàng cũng không đơn giản. Đó là chưa kể, lưới điện của Việt Nam đang quá tải và xuống cấp trầm trọng mà chưa tìm ra nguồn vốn để nâng cấp sửa chữa thay thế. Nếu thời gian tới nhiều nhà máy điện tiếp tục đi vào vận hành thì lưới điện càng căng thẳng. Được giao trách nhiệm chính trong bảo đảm phát triển hệ thống truyền tải, giai đoạn 2011 – 2020, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) sẽ phải đầu tư vào lưới điện 210,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư; giai đoạn 2021 - 2030 là 494 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,5%. Riêng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011-2015 của NPT đã cần tới 133.580 tỷ đồng, trong khi vốn khấu hao cơ bản chỉ có 26.380 tỷ đồng. Việc vay vốn lại gặp rất nhiều rào cản. Hiện NPT đang đề nghị được áp dụng quy chế, chính sách đặc thù với các công trình điện cấp bách trong các năm 2010-2015. Cụ thể: Cho phép chủ đầu tư chỉ định cơ quan tư vấn; được quyết định các hình thức chọn thầu; được phê duyệt thủ tục đầu tư các dự án ODA; Các dự án cấp bách được hưởng lãi suất ưu đãi từ các chính sách kích cầu của Nhà nước và các nguồn vốn ưu đãi khác. Được vay vượt 85% vốn cho đầu tư các dự án và vay vượt 15% vốn tự có. Được vay lại vốn ODA với các điều kiện vay như các tổ chức cho Chính phủ vay. Được bảo lãnh các khoản vay nước ngoài và miễn thẩm định dự án nếu đã được phê duyệt trong quy hoạch.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ngoài ra, vấn đề nhiều người quan tâm là chính sách giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ các dự án lưới điện trong Quy hoạch điện VII, vì đây là vấn đề hóc búa nhất thời gian qua? Với kỳ vọng tạo ra sự đột phá mới, Quy hoạch điện VII đã gợi mở ra một số cơ chế, chính sách và từng công việc cụ thể trong giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, với những dự án lưới điện kéo dài hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km, phải đền bù nhà cửa, ruộng vườn, hoa màu cho hàng nghìn, hàng vạn dân thì công việc này chưa bao giờ hết khó. Nhất là chính sách giá cả đền bù luôn thay đổi theo thời gian và không thống nhất giữa các địa phương khiến cho người nhận đền bù không an lòng. Gần đây nhất là công trình trọng điểm quốc gia đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hoà được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 với mục tiêu hoàn thành vào tháng 3/2011. Tuy nhiên, đến nay, đoạn đường dây đi qua tỉnh Vĩnh Phúc dài 42 km gồm 99 vị trí cột vẫn còn vướng mắc, có nguy cơ làm chậm tiến độ của toàn tuyến. Nguyên nhân là các khu tái định chưa đủ điều kiện để bàn giao cho người dân. Nhiều cột móng đã xây dựng xong nhưng chưa kéo dây được do chưa phê duyệt được phương án bồi thường hành lang tuyến. Vẫn còn nhớ mấy năm trước, đường dây 500 kV Quảng Ninh – Thường Tín bị chậm tiến độ hàng năm trời chỉ vì 1 hộ gia đình ở Thường Tín không chịu di dời. Ngành điện không có quyền cưỡng chế, tăng tiền bồi thường thì sợ tạo ra tiền lệ không tốt. Cứ để chờ thì vừa ảnh hưởng đến tiến độ, vừa làm tăng chi phí công trình do trượt giá nguyên vật liệu. Trong khi đó, vì nhiều lý do khác nhau nên không phải lúc nào chính quyền địa phương cũng hỗ trợ được. Theo ông Đào Văn Hưng, ngoài cơ chế chính sách của Chính phủ còn rất cần sự đồng thuận của người dân, sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương.<br /> </span></p> Ngọc Loan