Dự án trang trại điện gió tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Với sự phát triển kinh tế và dân số đông đúc, Trung Quốc là một trong những quốc gia có nhu cầu năng lượng lớn nhất thế giới. Trước đây, Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng truyền thống than đá, dầu mỏ để sản xuất điện. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiên liệu này gây ra khí thải ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, Trung Quốc đã tập trung vào việc đầu tư và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng điện gió nhằm đa dạng hóa nguồn cung, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống không bền vững.
Sản lượng điện gió vượt trội
Theo Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, trong tháng 3 các trang trại điện gió của Trung Quốc đã sản xuất được hơn 100 terawatt giờ điện, cao hơn 25% so với cùng tháng trong năm 2023. Sản lượng này cũng được ghi nhận chạm mức kỷ lục toàn cầu, vượt qua tổng số sản lượng điện gió của cả Châu Âu và Bắc Mỹ cộng lại.
Con số này cũng cao hơn gấp đôi sản lượng ở Hoa Kỳ (quốc gia sản xuất điện gió lớn thứ hai trên thế giới) và gần chín lần so với sản lượng của Đức (quốc gia sản xuất điện gió lớn thứ ba trên thế giới).
Các chuyên gia nhận định, sản lượng điện gió của Trung Quốc trong tháng 3 có thể cao nhất trong năm vì sự thay đổi của tốc độ gió theo mùa. Sản lượng điện gió cao nhất hàng năm của Trung Quốc thường xảy ra vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4.
Trong những tháng này, tốc độ gió thường ổn định và mạnh nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất điện từ các trang trại điện gió. Khi qua cao điểm, sản lượng điện gió thường giảm dần bởi tốc độ gió chậm lại.
Tuy nhiên, việc thiết lập kỷ lục sản lượng điện gió trong tháng 3 là một cột mốc quan trọng đối với các nhà theo dõi năng lượng sạch. Sự vượt trội này không chỉ thể hiện sức mạnh của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của Trung Quốc mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo trong sản xuất năng lượng sạch toàn cầu.
Đầu tư, mở rộng năng lượng tái tạo
Trung Quốc là quốc gia có địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi với nhiều khu vực có gió mạnh và ổn định, như các vùng ven biển, các thung lũng và đồi núi để xây dựng các trang trại điện gió hiệu suất cao.
Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư vào các dự án điện gió trên đất liền và cả trên biển để tận dụng tối đa tiềm năng, nâng cao sản lượng điện gió, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Những dự án điện gió trọng tâm thường tập trung ở các vùng địa lý có sức gió mạnh ổn định như: Nội Mông, Tân Cương, Cam Túc, các khu vực ven biển như Hải Nam… Các dự án này được xây dựng với quy mô lớn, bao gồm hàng trăm đến hàng nghìn cột cảnh trạng, chiếm phần lớn trong tổng sản lượng điện gió của cả nước.
Việc phát triển năng lượng gió đồng bộ các khu vực ở Trung Quốc giúp gia tăng sản lượng, mức tiêu thụ tại các khu vực công nghiệp và dân cư đông đúc như: Quảng Đông, Vân Nam, An Huy… Các tỉnh, thành này cũng ghi nhận mức sản xuất năng lượng điện gió gần kỷ lục trong thời điểm đầu năm 2024.
Sự tăng trưởng rộng rãi của ngành công nghiệp điện gió đã đóng góp, nâng cao tỷ lệ điện gió trong tổng sản lượng điện Trung Quốc. Theo thông tin từ Ember, trong quý đầu tiên của năm 2024, tỷ lệ sản lượng điện gió đã đạt trung bình 11.4%, so với 9.6% trong toàn bộ năm 2023. Với tỷ lệ 11.4% điện gió trở thành nguồn điện lớn thứ ba trong tổng sản lượng điện Trung Quốc khi chỉ đứng sau than đá (62%) và thủy điện (12%).
Ngoài điện gió, năng lượng mặt trời tại quốc gia này cũng đang có tiềm năng phát triển khi chiếm khoảng 6% trên tổng sản lượng điện của Trung Quốc vào năm 2023. Trong năm 2024, các chuyên gia dự báo tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng cao khi Trung Quốc tập trung đầu tư vào phát triển năng lượng mặt trời, bao gồm cả việc xây dựng các dự án điện mặt trời lớn tại đất liền, trên các hồ chứa nước, mái nhà và các công trình công cộng.
Tuy nhiên, trong tương lai điện gió vẫn là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất tại Trung Quốc bởi khả năng cung ứng của nó. Theo các chuyên gia phân tích, trang trại điện gió có thể sản xuất điện ngay cả khi mặt trời không chiếu sáng. Do đó, chúng có thể cung cấp điện ổn định và liên tục cho hệ thống điện. Đồng thời, các trang trại điện gió trên khắp Trung Quốc, từ các vùng nông thôn đến đô thị, và tại trung tâm có nhu cầu sử dụng điện cao giúp giảm chi phí chuyển tải năng lượng.
Để đạt hiệu quả và mục tiêu phát triển năng lượng gió, Chính phủ Trung Quốc đã có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các cấp quản lý và doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án. Đồng thời, đầu tư vào hạ tầng cần thiết để phát triển năng lượng gió, bao gồm các trạm biến áp, hệ thống truyền dẫn điện, và các cơ sở lưu trữ năng lượng.
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để cải thiện hiệu suất và giảm chi phí của các dự án điện gió, từ việc tăng cường vật liệu cảnh trạng đến phát triển hệ thống dự báo gió chính xác.
Có thể thấy, việc chú trọng đầu tư phát triển năng lượng gió của Trung Quốc để hướng tới mục tiêu “khí thải thấp đến mức không tạo ra khí nhà kính vào năm 2060”. Đây là một phần chiến lược dài hạn của Trung Quốc nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế - xã hội bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chống lại sự tăng nhiệt đới toàn cầu và hạn chế sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống.
Link gốc