VN-Index giảm nhẹ phiên thứ hai liên tiếp

Thứ năm, 14/5/2009 | 15:45 GMT+7
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phiên giảm nhẹ thứ hai liên tiếp do ảnh hưởng của chứng khoán thế giới.

Trong khi mốc 380 điểm là mức kháng cự khá mạnh của VN-Index chưa thể vượt qua, nhiều báo cáo phân tích của CTCK lại cảnh báo VN-Index có thể thử thách lại các mức hỗ trợ 360/350 điểm. Tuy nhiên, đáng chú ý là khối lượng giao dịch khá sôi động khi mỗi phiên có hơn 1.500 tỷ đồng giá trị chứng khoán được chuyển nhượng.

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (14/5), khả năng “xả hàng” của giới đầu tư trong nước được nhiều người dự đoán trước khi nhà đầu tư đón nhận thông tin sụt giảm mạnh từ chứng khoán Mỹ đêm qua và châu Á sáng nay. Ngay từ đầu phiên giao dịch, giá nhiều cổ phiếu đã giảm sàn bởi các lệnh bán ATO.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 5,76 điểm, xuống 372,49 điểm (tương đương giảm 1,52%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 11.084.140 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 307,36 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 67 mã tăng giá, 24 mã đứng giá tham chiếu, 88 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, BTC. Đáng chú ý, trong đó có 27 mã tăng trần, và có tới 18 mã giảm sàn.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường đã chứng kiến không khí giao dịch khá giằng co, chỉ số VN-Index biến động khá mạnh. Tuy nhiên, sức cầu vẫn đang khá tốt bởi nhiều nhận định thị trường khó có thể giảm sâu mà chỉ là phiên giao dịch điều chỉnh hoặc phản ứng tạm thời đối với chứng khoán Mỹ.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 5,29 điểm, xuống 372,96 điểm (tương đương giảm 1,40%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 47.029.570 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1.346,95 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 376,75 điểm, giảm 1,5 điểm (tương đương giảm 0,40%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 52.474.040 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1499,12 tỷ đồng.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 368.100 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 29,30 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 52.842.140 đơn vị (tăng 0,79% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.528,427 tỷ đồng (giảm 5,82%).

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 80 mã tăng giá, 74 mã giảm giá, 27 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 42 mã tăng trần, 13 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có 8 mã không còn dư mua là MAFPF1, GMD, LSS, HTV, GIL, BTC, SAV, SDN.

Một số mã có thông tin tốt tiếp tục tăng kịch trần. Cụ thể, SMC vừa công bố lợi nhuận 4 tháng đầu năm đạt 13,26 tỷ đồng; mã GMC chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 10:9 vào 26/05/2009; mã LAF chốt danh sách nhận cổ tức và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 40% vào 27/05/2009.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 cổ phiếu tăng giá, 5 cổ phiếu giảm giá, 3 mã đứng giá là DPM, HPG, PPC. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã tăng trần là PVF.

Cụ thể, PVF tăng 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,65%), đạt 27.000 đồng. SSI tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,01%), đạt 50.000 đồng. PPC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 33.400 đồng/cổ phiếu. DPM giữ nguyên mức giá tham chiếu là 42.000 đồng/cổ phiếu. HPG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 49.000 đồng/cổ phiếu. STB giảm 300 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,23%), còn 24.000 đồng. HAG giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,71%), còn 57.500 đồng. PVD giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,03%), còn 72.500 đồng. FPT giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,31%), còn 63.500 đồng. VNM giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,55%), còn 95.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 5,6 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 10,68% tổng khối lượng toàn thị trường). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 33,13% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 3 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là DCC, SMC, GMC. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5%, mã GIL đóng cửa chỉ còn 20.900 đồng/cổ phiếu (giảm 1.100 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 199 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SFI là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.500 đồng lên mức 79.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 173 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, DHG là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 4.000 đồng xuống còn 109.000 đồng/cổ phiếu, với gần 37 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 và VFMVF1 cùng giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 4.800 đồng/chứng chỉ quỹ và 9.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 100 đồng (tương đương 1,56%), chỉ còn 6.300 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,63%), chỉ còn 3.700 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 57 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.542.080 đơn vị, bằng 6,75% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, FPT được họ mua vào nhiều nhất với 498.930 đơn vị, chiếm 29,20% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như PVF (350.240 đơn vị), DPM (317.640 đơn vị), VFMVF1 (261.330 đơn vị) và SSI (229.330 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VSC (74,26%), DHG (66,23%), VNM (57,11%) và PVD (49,31%).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 65 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 2.826.790 đơn vị, bằng 5,39% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã TTF được họ bán ra nhiều nhất với 425.920 đơn vị, chiếm 19,37% tổng khối lượng giao dịch của thị trường. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VSH (75,32%), DHG (69,18%), FPC (62,82%), SCD (48,95%) và PVD (29,52%).

Theo: ĐTCKO