Vn-Index tiếp tục phiên giảm điểm

Thứ ba, 20/1/2009 | 16:59 GMT+7
Chỉ còn 3 phiên giao dịch nữa là nghỉ Tết nguyên đán, nhưng chuỗi ngày giao dịch buồn tẻ của thị trường chứng khoán Việt Nam dường như vẫn chưa chấm dứ. Phiên giao dịch sáng nay (20/1), chỉ số VN-Index lại tiếng về ngưỡng 300 điểm. Diễn biến thị trường tiếp tục trầm lắng trong suốt thời gian giao dịch khi mà nhà đầu tư không còn hào hứng lên sàn. Rất nhiều mã cổ phiếu dường như đã được nhà tư “bỏ quên” một cách vô tình hay cố ý. Mặc dù khối lượng giao dịch có tăng đôi chút với phiên trước đó, nhưng nhìn chung thị trường vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/01/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 302,86 điểm, giảm 2,12 điểm (tương đương giảm 0,70%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 5.244.560 đơn vị, tăng 14,42% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 109,360 tỷ đồng, tăng 8,00% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 40.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 2,28 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 5.284.560 đơn vị (tăng 11,35% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 111,640 tỷ đồng (tăng 3,84%).

Mở đầu đợt giao dịch khớp lệnh mở cửa, thị trường không có gì nổi bật nhiều so với các phiên trước. Ngoại trừ cổ phiếu SGT đang cho tín hiệu tăng mạnh ở mức giá trần 22.900 đồng/cổ phiếu khi dư mua ATO đang lấn át dư bán trên sàn. Bên cạnh đó nhiều cổ phiếu như LCG, MPC cũng cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tốt trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, nhiều mã cổ phiếu lớn như HAG, PVF, STB, FPT vẫn chưa lấy lại được vị thế dẫn dắt thị trường.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 1,87 điểm, xuống 303,11 điểm (tương đương giảm 0,61%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 718.830 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 15,14 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 33 mã tăng giá, 38 mã đứng giá tham chiếu, 92 mã giảm giá và 13 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 4 mã tăng trần là ALT, MPC, SGC, SGT và có tới 12 mã giảm sàn.

Bước sang đợt giao dịch thứ 2, thị trường vẫn trong xu thế ảm đạm, những mã cổ phiếu có dấu hiệu tăng trần ở đầu phiên như MPC, LCG dần mất đi vị thế tăng trần ở giữa phiên. Cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang do dự khi ra quyết định đầu tư ngay tại thời điểm. Tuy nhiên, hôm nay, khối ngoại lại bắt đầu đẩy mạnh giao dịch trở lại ở một số mã cổ phiếu lớn như SSI, PVF, PPC, FPT. Đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài đã giao dịch gần 200 ngàn đơn vị cổ phiếu STB, đây là con số khá lớn mà khối này giao dịch trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch trong phiên hôm nay vẫn chưa được cải thiện nhiều khi khối lượng khớp lệnh ở nhiều mã cổ phiếu lớn đang ngày một giảm.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 1,65 điểm, xuống 303,33 điểm (tương đương giảm 0,54%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.098.460 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 87,33 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 302,86 điểm, giảm 2,12 điểm (tương đương giảm 0,70%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 5.244.560 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 109,36 tỷ đồng.

Trong tổng số 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 50 mã tăng giá, 87 mã giảm giá, 36 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 10 mã tăng trần, 17 mã giảm sàn và 3 mã không có giao dịch là SGH, SJ1, TNA. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 12 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 cổ phiếu giảm giá, 4 mã đứng giá là VIC, VNM, HAG, PVF.

Cụ thể, VIC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 82.000 đồng/cổ phiếu; VNM là 84.500 đồng/cổ phiếu; HAG là 60.000 đồng/cổ phiếu; PVF là 18.200 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, HPG giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,33%), còn 30.600 đồng. VPL giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,93%), còn 53.500 đồng. DPM giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,47%), còn 33.600 đồng. FPT giảm 600 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,19%), còn 49.900 đồng. PVD giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,37%), còn 72.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với 706.340 đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 11,85% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 17.400 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 300 đồng (tương đương 1,69%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 33,76% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là MPC với mức tăng 4,95% lên 10.600 đồng (tăng 500 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 85 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,97%, mã PMS đóng cửa chỉ còn 17.200 đồng/cổ phiếu (giảm 900 đồng), tổng khối lượng giao dịch chỉ có 120 cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SZL là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.200 đồng lên mức 48.700 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch chỉ có 10 cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì BT6, DHG là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 3.000 đồng/cổ phiếu xuống còn mức giá tương ứng là 58.000 đồng và 109.000 đồng.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 3 mã tăng giá, và 1 mã đứng giá. Trong đó có 1 mã tăng trần là MAFPF1 với mức tăng 100 đồng (tương đương 3,12%), đạt 3.300 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,50%), đạt 4.100 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 100 đồng (tương đương 1,30%), đạt 7.800 đồng/chứng chỉ quỹ. Chỉ có VFMVF4 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 54 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 718.100 đơn vị, bằng 13,69% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PVF được họ mua vào nhiều nhất với 214.580 đơn vị, chiếm 63,04% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như PPC (64.720 đơn vị), REE (58.000 đơn vị), SSI (52.650 đơn vị) và FPT (50.880 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VIC (100,00%), PAC (99,38%), SAV (97,16%), BMI (86,12%) và DPR (78,55%).
Theo: TNCK