Quy hoạch điện VII: Lời giải cho bài toán cung cầu điện
Thứ tư, 3/8/2011 | 13:53 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII). Mục tiêu của Quy hoạch nhằm cung cấp đủ nhu cầu điện để phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống xã hội. Theo đó, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 vào khoảng 194-210 tỷ kWh; năm 2020 khoảng 330-362 tỷ kWh; năm 2030 khoảng 695-834 tỷ kWh.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<br />
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span><strong><span style="font-size: small;">Giảm dần hệ số đàn hồi </span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thay đổi lớn nhất trong quy hoạch điện VII là giảm dần hệ số đàn hồi giữa tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện và GDP từ 2 lần hiện nay xuống còn 1,5 lần vào năm 2015 và tiếp tục giảm xuống 1 vào năm 2020. Phát triển nguồn điện mới đi đôi với đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới. Để đảm bảo sản lượng điện, giai đoạn 2016-2025 sẽ phải đầu tư thêm tổng công suất nguồn điện khoảng 62.376 MW, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch xây dựng 121.424 MW của quy hoạch điện VI. Điều đó không chỉ giải tỏa đáng kể áp lực về nguồn vốn đầu tư mà còn giúp giải bài toán nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện. Theo dự báo, tổng lượng than cần cung cấp cho ngành điện vào năm 2020 là 67,3 triệu tấn để sản xuất khoảng 156 tỷ kWh (chiếm 46,8% sản lượng điện sản xuất). Đến năm 2030 sẽ tiêu thụ 171 triệu tấn than để sản xuất khoảng 394 tỷ kWh (chiếm 56,4% sản lượng điện sản xuất). Trong đó có lưu ý xây dựng và đưa các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập vào vận hành từ năm 2015. Được biết hiện nay, mỗi năm Việt Nam khai thác được khoảng 45 triệu tấn than và có khả năng nâng lên 55 triệu tấn/năm nếu được đầu tư tốt. Khi đó, nhu cầu nhập than đến năm 2020 sẽ chỉ dưới 20 triệu tấn/năm, thay vì tới 44-56 triệu tấn như dự báo trước đây. Vì vậy, lượng than cung cấp cho điện sẽ khả quan hơn. Riêng nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên, phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt công suất nguồn khoảng 10.400 MW, sản xuất khoảng 66 tỷ kWh điện, chiếm tỷ trọng 20% sản lượng điện sản xuất; Đến năm 2030 có tổng công suất khoảng 11.300 MW, sản xuất khoảng 73,1 tỷ kWh điện, chiếm tỷ trọng 10,5% sản lượng điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Với mục tiêu chú trọng phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) cho sản xuất điện, quy hoạch điện VII yêu cầu tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo ở mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và đạt 6% vào năm 2030. Cụ thể, tổng công suất nguồn điện gió từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 1.000MW vào năm 2020, khoảng 6.200MW vào năm 2030; Tổng công suất các nguồn thủy điện từ 9.200MW hiện nay lên 17.400MW vào năm 2020. Ngoài ra, sẽ đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam vào vận hành năm 2020 và đến năm 2030, nguồn điện hạt nhân sẽ đạt công suất 10.700MW, sản xuất được khoảng 70,5 tỷ kWh (chiếm 10,1% sản lượng điện sản xuất). Phát triển điện sinh khối khoảng 500 MW vào năm 2020, nâng lên 2.000 MW vào năm 2030; Đưa thủy điện tích năng đạt tổng công suất 1.800 MW vào năm 2020, nâng lên 5.700 MW vào năm 2030.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhằm khuyến khích hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ đã ra Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về những cơ chế ưu tiên cho phát triển điện gió. Với mục tiêu đến năm 2015 có 100% số xã và 98,6% số hộ nông thôn có điện; đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện, quy hoạch điện VII cũng chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để cấp điện cho khu vực nông thôn (đặc biệt là các xã ở vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận với lưới điện quốc gia). Giai đoạn 2011-2015, đầu tư mở rộng lưới điện quốc gia cung cấp cho 500.000 hộ dân nông thôn; cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho khoảng 377.000 hộ dân nông thôn. Giai đoạn 2016-2020, đầu tư cấp điện lưới cho 200.000 hộ dân nông thôn; cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho khoảng 231.000 hộ dân nông thôn</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><br />
Tìm lời giải cho bài toán vốn đầu tư</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo quy hoạch, tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 khoảng 929,7 nghìn tỷ đồng (tương đương với 48,8 tỷ USD, trung bình khoảng 4,88 tỷ USD/năm). Trong đó, 619,3 nghìn tỷ đồng dành cho đầu tư vào nguồn (chiếm 66,6%), 210,4 nghìn tỷ đồng đầu tư lưới (chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư). Việc thực hiện quy hoạch điện VII sẽ khó khăn hơn vì mặt bằng giá mới đòi hỏi vốn để đầu tư một nhà máy điện sẽ cao hơn. Theo ông Dương Quang Thành, Phó TGĐ EVN, khó khăn lớn nhất của EVN trong giai đoạn này là vấn đề huy động vốn. Bởi lẽ, năm 2010 EVN vẫn còn lỗ trên 8.000 tỷ đồng (chưa kể chênh lệch tỷ giá khoảng 15.000 tỷ đồng) cùng với khoản nợ chưa trả được cho TKV và PVN gần 8.000 tỷ đồng nữa. Tính riêng giai đoạn 2011- 2015, EVN cần tới 552.919 tỷ đồng nhưng chỉ có khả năng cân đối được 212.566 tỷ đồng, còn thiếu 340.353 tỷ đồng chưa biết trông vào đâu. Đây là bài toán rất nan giải vì hiện nay bức tranh tài chính của EVN đang rất khó khăn, việc vay vốn và trả nợ đúng hạn cho các ngân hàng cũng không đơn giản. Tuy nhiên, việc thực hiện thị trường điện cạnh tranh với cơ chế điều chỉnh giá điện dần tiếp cận với thị trường là lời giải cho bài toán khó về vốn. Quy hoạch điện VII cũng đề ra giải pháp từng bước tăng khả năng huy động tài chính nội bộ trong các doanh nghiệp ngành điện. Phát triển các Tập đoàn, Tổng công ty hoạt động trong ngành điện có tín nhiệm tài chính cao để giảm chi phí huy động vốn cho các dự án điện. Tăng cường huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trong và ngoài nước, thực hiện liên doanh trong và ngoài nước nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng phát triển các dự án điện. Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành điện nhà nước không cần giữ 100% vốn. Tăng cường thu hút vốn FDI, các nguồn vốn viện trợ, vốn vay thương mại nước ngoài...</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><br />
</strong></span></p>
<table width="250" cellspacing="5" cellpadding="5" border="0" align="right" style="background-color: rgb(204, 255, 255);">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">T</span><span><span style="font-size: small;">heo quy hoạch điện VII, năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000MW. Trong đó: thủy điện chiếm 23,1%; thủy điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48%; nhiệt điện khí đốt 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%. Năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khỏang 146.800 MW, trong đó thủy điện chiếm 11,8%. Thủy điện tích năng chiếm 3,9%, nhiệt điện than 51,6%, nhiệt điện khí đốt 11,8%, điện sử dụng năng lượng tái tạo 9,4%, điện hạt nhân và nhập khẩu 4,8%. </span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong>Giá điện sẽ điều chỉnh lên 9 UScents/kWh</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Một trong những mục tiêu quan trọng trong thời gian tới là thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, giá bán điện phải kích thích phát triển điện, tạo môi trường thu hút đầu tư và khuyến khích cạnh tranh trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện. Bảo đảm thu hồi chi phí và có mức lợi nhuận hợp lý để các doanh nghiệp ngành điện tự chủ được về tài chính. Quy hoạch điện VII yêu cầu thực hiện điều chỉnh giá bán điện theo giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái và cơ cấu sản lượng điện phát. Giảm dần tiến tới bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các miền. Thực hiện biểu giá điện theo mùa và theo vùng. Cũng trong quy hoạch điện VII, Chính phủ khẳng định, giá điện được điều chỉnh dần từng bước để đạt 8 - 9 UScents/kWh đến năm 2020 nhằm bảo đảm cho ngành điện có khả năng phát triển bền vững. Nhà nước chỉ nắm độc quyền hệ thống truyền tải, còn các mảng kinh doanh khác của ngành điện thì mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Vấn đề là ở khâu thực hiện</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo các chuyên gia, với dự báo đưa ra trong quy hoạch điện VII, khả năng đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế trở nên khả thi hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là mục tiêu giảm hệ số đàn hồi của phụ tải. Nếu không thực hiện được điều này, thì mọi dự báo về nhu cầu cũng như kế hoạch phát triển nguồn sẽ bị phá vỡ. Tình trạng thiếu điện sẽ không giải quyết nổi</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong quy hoạch, cùng với giải pháp cơ cấu lại ngành điện để nâng cao hiệu quả, Chính phủ Quy hoạch cũng đặt ra các giải pháp liên quan như: Giải pháp về đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực; bảo vệ môi trường; phát triển khoa học - công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt, giải pháp xây dựng và phát triển ngành cơ khí điện và nội địa hóa với mục tiêu tự chế tạo 60-70% thiết bị nhà máy nhiệt điện than, 40-50% thiết bị điện hạt nhân vào năm 2030. Đây là những giải pháp rất khả quan, giải tỏa được những bất cập trong những năm vừa qua. Vấn đề còn lại là ở khâu thực hiện. Nếu thực hiện thành công nội dung của quy hoạch điện VII, Việt Nam sẽ giảm được đáng kể áp lực về cung ứng điện đảm bảo cân đối cung cầu điện cho đất nước. <br />
<br />
</span></p>
Bài: Ngọc Loan, Ảnh: Ngọc Hà