|
Quang cảnh Hội thảo tham vấn quốc gia về bình đẳng giới trong phát triển thủy điện. Ảnh: N.Thọ |
Báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) 2012 cho thấy, Việt Nam xếp hạng 127 trong số 186 quốc gia trong Bản chỉ số bất bình đẳng giới của UNDP trong năm 2012.
Theo bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc GreenID, Việt Nam đã có bước tiến về kinh tế ấn tượng trong những thập kỷ gần đây và thủy điện đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển này. Phát triển thủy điện sẽ tạo ra sự biến động đối với con sông, môi trường, con người đặc biệt là những người mà cuộc sống phụ thuộc vào chính con sông ấy. Nói cách đơn giản là sẽ ảnh hưởng đến bình đẳng giới.
Thực tế, phát triển thủy điện đã mang đến những cải thiện trong cuộc sống của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi những con đập, gồm có cả phụ nữ. Khối lượng công việc của phụ nữ được giảm bớt nhờ tiếp cận với điện, phụ nữ cũng có nhiều quyền mới với đất đai trong quá trình tái định cư. Lợi ích của thủy điện dành cho nam giới nhiều hơn là dành cho nữ giới.
“Việt Nam có một số quy định chặt chẽ và chính sách liên quan đến bình đẳng giới. Các khoản có hiệu lực mạnh nhất nằm trong pháp luật liên quan đến quyền của phụ nữ trong gia đình, giáo dục, cơ hội kinh tế, quyền sử dụng đất và các giao ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều thiếu sót ở đây là sự kết nối giữa các tuyên bố về quyền và các chính sách cụ thể hơn hướng dẫn lập kế hoạch và phát triển dự án thủy điện. Tuân thủ các chính sách an toàn của ADB trong dự án Sông Bung 4 đã chứng minh rằng sự phát triển và ứng dụng cẩn thận của các chính sách cụ thể về giới trong thủy điện đồng nghĩa với việc dự án thủy điện có khả năng đóng góp tích cực trong việc cải thiện cuộc sống của phụ nữ của phụ nữ. Và Việt Nam có khả năng mang đến bình đẳng giới trong thủy điện. Bổ sung cho các thiếu hụt trong chính sách hiện nay và thực hiện một cách nghiêm ngặt các chính sách về hỗ trợ về giới sẽ là những thách thức tiếp theo cho Việt Nam.” - Các chuyên gia đến từ Oxfam (Australia) khuyến cáo.
Có thể nói điểm sáng về đảm bảo quyền bình đẳng giới trong phát triển thủy điện của Việt Nam là tại dự án Thủy điện Sông Bung 4 (thuộc EVN). Cụ thể, quyền lợi của phụ nữ trong dự án Thủy điện Sông Bung 4 là phụ nữ sẽ tham gia vào việc chọn địa điểm khu tái định cư và công việc của phụ nữ được ưu tiên bởi đóng vai trò quan trọng trong vấn đề lương thực của gia đình. Tại nơi tái định cư, quyền sử dụng đất và rừng sẽ đứng tên cả chồng lẫn vợ; được đào tạo tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi và hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng; phụ nữ được tham gia vào Ủy ban tái định cư; được trả lương như nhau đối với cùng khối lượng công việc.
Theo ông Michael Simon - chuyên gia của Oxfam, Việt Nam cần đẩy mạnh kết nối, hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm và cùng nghiên cứu giữa các bên liên quan. Ngoài ra, cần lồng ghép phân tích giới và dữ liệu tách biệt trong giới tính trong khâu đánh giá tác động môi trường và xã hội. Bên cạnh đo, cần hoàn thiện, thử nghiệm và áp dụng các công cụ có xét đến lồng ghép giới tỏng các khâu phát triển thủy điện.
Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động tại hơn 90 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, Oxfam ưu tiên vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nâng cao vị thế phụ nữ.
Oxfam có mặt lần đầu tiên tại tại Việt Nam từ năm 1955 với hoạt động cứu trợ nhân đạo. Sau một số hỗ trợ khác trong lĩnh vực này vào những năm đó, vào cuối thập kỷ 1980, Oxfam bắt đầu triển khai các hoạt dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo. |