Cấp điện cho vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc: Góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới
Thứ năm, 28/7/2011 | 10:10 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh việc cung cấp điện ổn định đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn 21 tỉnh phía Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã và đang triển khai nhiều dự án cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa; vùng đồng bào dân tộc nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Phóng viên Báo có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thành Duy, Chủ tịch kiêm TGĐ EVN SPC về mục tiêu, hiệu quả mà các dự án mang lại.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<em>Trước hết, xin ông cho biết tình hình cấp điện trong mùa khô và cả năm 2011 của EVN SPC?</em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
<table width="150" cellspacing="3" cellpadding="3" border="0" align="left">
<tbody>
<tr>
<td><img width="122" height="186" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/7/O.NgThanhDuy.jpg" alt="" /></td>
</tr>
<tr>
<td><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>Ông Nguyễn Thành Duy, Chủ tịch kiêm TGĐ EVN SPC</span></span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">- Rất mừng là từ tháng 4/2011 đến nay, EVN SPC không áp dụng phương thức điều hòa tiết giảm điện trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, trước sự căng thẳng về nguồn trong mùa khô vừa qua và để đảm bảo cấp điện ổn định trong những tháng đầu năm 2011, EVN SPC đã tiến hành làm việc với 21 tỉnh thành, các khách hàng trọng điểm, khách hàng lớn để thống nhất phương án điều hòa sản lượng, công suất. Cụ thể là lập kế hoạch cấp điện chi tiết với các địa phương, các khách hàng trọng điểm; tổ điều hành cung cấp điện của EVN SPC kiểm tra, giám sát tình hình để kịp thời điều chỉnh sát với thực tế. Tổng công ty cũng triển khai các chương trình chống quá tải; huy động các tổ máy diesel khi thiếu nguồn; nâng cao chất lượng phục vụ  hơn 5,37 triệu khách hàng và đặc biệt tuyên truyền, vận động và có cơ chế thích hợp để khuyến khích khách hàng tiết kiệm điện. Với các biện pháp trên, mùa khô năm 2011, mặc dù nguồn cung khá căng thẳng nhưng việc cắt điện trên địa bàn tổng công ty phụ trách đã được hạn chế ở mức thấp nhất.<br />
 <br />
</span><em><span style="font-size: small;"><br />
Những tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương, doanh nghiệp đã có những điều chỉnh mạnh mẽ, việc cung cấp điện của EVN SPC có ảnh hưởng như thế nào?</span></em></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
- Trong 7 tháng đầu năm 2011, sản lượng điện thương phẩm của tổng công ty đạt trên 18 tỷ kWh, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Trong đó, điện cho nông-lâm-thủy sản đạt mức tăng ấn tượng 28%; điện cho sản xuất công nghiệp, xây dựng cũng tăng 18%. Trong 7 tháng qua, tổng công ty tiết kiệm 250 triệu kWh, tương đương 1,39% sản lượng điện thương phẩm. Điện cung cấp cho các khu vực sản xuất chủ lực đạt khá cao và chúng tôi hy vọng, tốc độ tăng trưởng này vẫn được duy trì trong thời gian còn lại của năm 2011.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><em><br />
Thưa ông, chúng ta nói tới con số tăng trưởng điện cho nông nghiệp, nông thôn 28% trong 7  tháng qua. Xin ông cho biết thêm về con số trên?</em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
- Tuy là số liệu thể hiện trong ngắn hạn nhưng thực tế đó là cả một quá trình kiên trì phấn đấu của EVN SPC. Trong những năm qua, tổng công ty đã dành nhiều tâm huyết, vốn và sức lực cho nông thôn, nông dân, nông nghiệp, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Ở những nơi đó, sau khi có điện, hoạt động kinh tế đã sôi động lên; đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân đã được cải thiện rõ nét.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<em>Ông có thể cho biết cụ thể hơn đã đầu tư vào những gì, ở đâu và mục tiêu đầu tư?</em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
 - Đầu tháng 7/2011, chúng tôi vừa khởi công hai dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer của hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Đây là hai tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm 30% số dân; ngân sách địa phương hạn hẹp, thu không đủ chi, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Hai dự án khi hoàn thành sẽ cấp điện cho trên 40.000 hộ dân, với tổng mức đầu tư trên 532 tỷ đồng. Với những nội dung tương tự, EVN SPC cũng đã đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng; các xã anh hùng của tỉnh Hậu Giang; đang đầu tư tại tỉnh Bạc Liêu, dự kiến hoàn thành trong năm 2012; và sẽ tiếp tục đầu tư tại tỉnh Kiên Giang. Các dự án trên đã và sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc và thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc. Tổng công ty cũng đầu tư các dự án năng lượng nông thôn, nâng cao số hộ dân có điện của tỉnh Cà Mau; dự án nâng cao hiệu quả năng lượng ở nông thôn thực hiện tại 13 tỉnh phía Nam nhằm nâng cấp lưới điện nông thôn, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định. Bên cạnh đó EVN SPC phối hợp với tỉnh An Giang, địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước thực hiện dự án xây dựng các trạm bơm điện thay thế trạm bơm diesel trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sản lượng lúa. Sắp tới, EVN SPC cũng hợp tác với tỉnh Cà Mau đưa điện về các KCN nuôi trồng thủy sản của tỉnh nhằm tăng sản lượng thủy hải sản xuất khẩu. Với hàng chục dự án đã và đang triển khai sẽ có hàng trăm ngàn hộ dân, hàng ngàn doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn được hưởng lợi với số hộ dân có điện tại 21 tỉnh đạt 6,4 triệu hộ, chiếm 96,85%, trong đó hộ dân nông thôn có điện đạt 4,7 triệu hộ,  chiếm 96%.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<em>Đứng ở góc độ doanh nghiệp, góc độ kinh doanh, việc đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, ông có lường hết được những thuận lợi, khó khăn?.</em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
- Làm kinh doanh, áp lực có lợi nhuận để tái đầu tư là rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp hay người kinh doanh nào. Nhìn vào hiệu quả thu lại từ việc đầu tư vào các dự án trên thì có lẽ không ai dám làm. Nhưng với EVN SPC, chúng tôi không chỉ chú trọng đến lợi ích doanh nghiệp mà còn quan tâm đến lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội. Ở các vùng khó khăn như các huyện vùng sâu của Lâm Đồng, Ninh Thuận, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau… đầu tư nhiều kilomet đường dây, trạm nhưng có khi chỉ cấp điện cho vài ba chục hộ dân. Ở Sóc Trăng và các tỉnh miền Tây còn kéo điện ra cả các cù lao sông Tiền, sông Hậu, rất tốn kém nhưng tiền điện thu được mỗi hộ trung bình chỉ 30 - 40 ngàn đồng/tháng; hộ nghèo chỉ trên dưới 20.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, việc đầu tư của tổng công ty đã đem lại lợi ích rất cho lớn địa phương và người dân - đó là phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện điều kiện học tập của con em, nâng cao trình độ dân trí qua các phương tiện truyền thông; bảo đảm an ninh quốc phòng. Đây cũng là cách ngành điện cũng như Tổng công ty Điện lực miền Nam góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<em>Xin cảm ơn ông!</em><br />
</span></p>
Theo: CôngThương