Sự kiện

Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị các nhà máy nhiệt điện

Thứ hai, 25/7/2011 | 10:31 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Các doanh nghiệp cơ khí (DNCK) Việt Nam đang từng bước làm chủ kỹ năng thiết kế và công nghệ chế tạo các thiết bị công nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, tạo việc làm cho lao động trong nước.</p>
<br /> <p style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Chế tạo thiết bị nhà máy nhiệt điện tại Công ty cổ phần cơ khí điện lực (PEC).&#160;&#160;&#160;&#160;</span></span><span style="font-size: small;">&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160; <br /> &#160;<br /> <br /> Việc nội địa hóa (NÐH) thành công với tỷ lệ khá cao ở nhiều công trình lớn như Nhà máy Thủy điện Sơn La, các Nhà máy Xi-măng Quang Sơn, Sông Thao... đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của ngành cơ khí trong việc chuyển giao công nghệ thiết kế chế tạo.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Dự kiến, đến năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 58 Nhà máy nhiệt điện (NMNÐ) được xây dựng với tổng vốn đầu tư khoảng 90 tỷ USD, trong đó 65 tỷ USD dành cho phần thiết bị. Ðây là cơ hội lớn để các DNCK trong nước tham gia cung cấp thiết bị nhằm giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm ngoại tệ, tăng cường sức cạnh tranh. Việt Nam có nhiều đơn vị, DNCK có thể đáp ứng được một phần nghiên cứu, chế tạo thiết bị đồng bộ của các NMNÐ có công nghệ phức tạp. Tuy nhiên, tỷ lệ NÐH thiết bị đồng bộ của NMNÐ vẫn thấp, thường chỉ đạt 40% về khối lượng và 20-25% giá trị. Ngay cả một số NMNÐ Phú Mỹ, Uông Bí 1, Vũng Áng 1, Thái Bình 2, Long Phú 1 do nhà thầu trong nước làm tổng thầu thì tỷ lệ NÐH cũng thấp vì phần cung cấp thiết bị vẫn do nhà thầu nước ngoài thiết kế và cung cấp. Thậm chí, tới hơn 90% dây chuyền thiết bị NMNÐ hiện nay đều do các nhà thầu nước ngoài đảm nhiệm chế tạo. Về cơ bản, ngành cơ khí của nước ta vẫn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức, hạn chế tiếp cận trong khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, chỉ sản xuất những sản phẩm nhỏ lẻ, hoặc gia công lắp ráp cho nước ngoài.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí (NARIME) thuộc Bộ Công thương Nguyễn Chỉ Sáng, cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến các DNCK bị mất cơ hội ngay trên sân nhà, trong đó, khó khăn lớn nhất là vốn. Hầu hết việc huy động vốn đầu tư cho các NMNÐ rất lớn nên các chủ đầu tư thường thu xếp vốn từ các nhà thầu nước ngoài theo kiểu "vay tiền ở đâu thì phải chọn nhà thầu ở đấy" để họ bao trọn gói từ thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng. Mặt khác, trong nguyên tắc chọn thầu, một trong những ưu tiên hiện nay vẫn là giá rẻ. Về điểm này, các nhà thầu Trung Quốc có lợi thế vì họ được hưởng ưu đãi xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời lại được hưởng chính sách thuế ưu tiên nhập khẩu thiết bị của Việt Nam. Trong khi các DNCK Việt Nam đã khó khăn về tài chính lại còn phải chịu nhiều khoản thuế và lãi suất vay thương mại quá cao. Ðiều kiện DN đấu thầu phải có kinh nghiệm 3 đến 5 năm với sản phẩm tham gia đấu thầu cũng là rào cản khá lớn vì với nền cơ khí non trẻ hiện nay thì rất ít DNCK trong nước đủ điều kiện tham gia đấu thầu.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hơn nữa, trong nước chưa có đơn vị nào đủ năng lực thiết kế và quản lý dự án đồng bộ một NMNÐ. Phần thiết bị được NÐH chủ yếu là những bộ phận kết cấu đơn giản, những thiết bị phức tạp vẫn phải gia công, chế tạo theo thiết kế và giám sát của chuyên gia nước ngoài. Sự phối hợp giữa các DNCK chế tạo trong nước còn lỏng lẻo. Tâm lý chuộng hàng ngoại cộng với khả năng rủi ro khiến các chủ đầu tư ngại trách nhiệm khi sử dụng tổng thầu trong nước. Vì vậy, DNCK trong nước thường bị chèn ép khi hợp tác đấu thầu với nhà thầu nước ngoài.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Nội địa hóa theo lộ trình</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><br /> </strong>Việc tăng cường năng lực thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị, tạo sự đột phá về phát triển năng lực công nghệ trong nước cho các NMNÐ đang là vấn đề được các DNCK rất quan tâm. Bên cạnh việc giảm giá thành, đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm nhập siêu, chương trình này còn góp phần tăng tính chủ động cho các dự án cũng như tạo công ăn việc làm. NARIME đề xuất việc NÐH sẽ thực hiện theo trình tự: Các dự án đầu tiên sẽ mua thiết kế và chuyển giao công nghệ của nước ngoài, các dự án sau sẽ do nhà thầu trong nước thực hiện. Tiến trình NÐH được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn 1, phần thiết kế&#160; bảo đảm NÐH 40% ở dự án đầu tiên và tăng lên 70% ở dự án thứ hai, từ dự án thứ ba sẽ thực hiện NÐH hơn 90%. Riêng phần chế tạo sẽ bảo đảm NÐH 50% giá trị thiết bị ở dự án thứ nhất, dự án thứ hai nâng lên 60% và dự án thứ ba trở đi sẽ NÐH hơn 70%. Các DNCK sẽ chủ động triển khai công nghệ thiết kế ở giai đoạn 2, tư vấn nước ngoài chỉ có vai trò thẩm định. Riêng phần chế tạo sẽ đạt tỷ lệ NÐH tới 70% giá trị và hơn 90% khối lượng. Hiện có mười dự án NMNÐ đang được đề nghị thực hiện NÐH là Vĩnh Tân 4, Sông Hậu 1, Hải Phòng 3, Long Phú 2, Long Phú 3, Quảng Trạch 2, Cẩm Phả 3, Than miền Trung, Uông Bí 3, Yên Hưng - Quảng Ninh.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tại hội nghị về chế tạo, sản xuất thiết bị NMNÐ trong nước do Bộ Công thương tổ chức mới đây, các đại biểu đều cho rằng, hiện trong nước chưa có đơn vị nào đủ năng lực thiết kế và quản lý dự án đồng bộ NMNÐ. Vì vậy, giải pháp tối ưu là các DNCK phải liên danh, liên kết để phát huy thế mạnh của từng DN. Do đó, cần một "nhạc trưởng" có đủ năng lực và kinh nghiệm đứng ra thu xếp, tổ hợp, lắp ráp tất cả các lĩnh vực thành một khối thống nhất. Giải pháp đang được đề xuất là hình thành "Liên danh nhà thầu" từ bảy đơn vị trong nước gồm NARIME, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng công ty Cơ điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi (AGRIMECO), Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE), Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA), Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Ðông Anh (EEMC) do NARIME làm đại diện. Ðiều kiện kèm theo là do không phải đấu thầu nên giá trị hợp đồng phải thấp hơn 2% phần dự toán gói thầu. NARIME sẽ làm tư vấn thiết kế chính và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Những vấn đề phức tạp sẽ thuê tư vấn nước ngoài theo hình thức chỉ định thầu. Các dự án được lựa chọn NÐH sẽ phải bảo đảm các tiêu chí: Thuộc Quy hoạch điện VII hoặc nằm trong số các dự án quy định tại Quyết định số 110/2007/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các dự án này chưa được giao cho các DN nước ngoài làm tổng thầu để tránh sự phức tạp. Các hạng mục NÐH phải được tách ra khỏi gói thầu thiết bị chính, có tỷ lệ chế tạo trong nước đạt hơn 60%, phù hợp khả năng thu xếp vốn và nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Các DNCK cũng kiến nghị áp dụng các cơ chế, chính sách thuế liên quan với dịch vụ thiết kế thuê từ nước ngoài, các vật tư thiết bị nhập khẩu để chế tạo trong nước.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trước mắt, DNCK cùng tham gia thực hiện các dự án với các đối tác nước ngoài có trình độ công nghệ tiên tiến để vừa bảo đảm chất lượng, giá thành cạnh tranh vừa tiếp thu được kinh nghiệm thiết kế chế tạo của họ... Nhà nước cần đưa ra mục tiêu, trách nhiệm NÐH cụ thể, rõ ràng đối với từng nhóm sản phẩm. Cần xây dựng những DNCK chế tạo mạnh trong nước thành những đơn vị chủ lực, đồng thời coi trọng tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, kể cả các đơn vị liên doanh để mỗi đơn vị đầu tư chế tạo một loại thiết bị, từ đó mới nâng cao sức cạnh tranh cho DNCK.<br /> </span></p> Theo: Nhân dân