Sự kiện

Triển khai các dự án cấp điện cho Hà Nội: Tháo gỡ giải phóng mặt bằng phải được đặt lên hàng đầu

Thứ ba, 26/7/2011 | 15:18 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Từ năm 2006 đến 2009, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của Hà Nội là 11,26%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong dự báo là 15,4%. Điều này cũng dễ lý giải, bởi khủng khoảng kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp tới tiêu thụ điện năng.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tuy nhiên, từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng ở mức cao hơn ở mức 13,1%. Dự báo, giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm là 16,1% (phương án phụ tải cao) và 13,2% (phương án phụ tải cơ sở) với tốc độ phát triển kinh tế xã hội là 12-13%/năm. Như vậy, điều dễ nhận thấy là khi tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm ở các quận nội thành khoảng 10%/năm và các huyện ngoại thành lên tới 18,4%/năm thì Hà Nội chắc chắn sẽ thiếu điện nếu các dự án cấp điện cho thành phố Hà Nội không tháo gỡ được vướng mắc ngay từ bây giờ, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng đang là trở ngại lớn nhất trong việc triển khai các dự án lưới điện 220kV và 110kV.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>. Không đặt được trạm, không kéo được dây</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trạm biến áp 220kV Tây Hồ (An Dương) được Sở Quy hoạch kiến trúc giới thiệu địa điểm và phê duyệt Tổng mặt bằng xây dựng; dự án đầu tư cũng được phê duyệt từ năm 2009 và đã hoàn thành ký hợp đồng với nhà thầu cũng cấp vật tư thiết bị; UBND quận Tây Hồ đã phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường và hỗ trợ tái định cư với giá trị 15,95 tỷ đồng. Tháng 10-2010, có chỉ lệnh cắm mốc và theo kế hoạch thì tháng 11-2010 chủ đầu tư là Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) sẽ nhận bàn giao mốc do Sở Tài nguyên Môi trường bàn giao. Tuy nhiên, đã 2 lần họp tổ công tác với các hộ dân thì người dân không chấp nhận và đề nghị di chuyển trạm đi nơi khác với lý do ảnh hưởng đến đời sống dân sinh tại địa bàn.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Từ năm 2006, Dự án đường dây 220kV Vân Trì- Chèm và mở rộng hai ngăn lộ trạm biến áp 220kV Chèm đã được phê duyệt và phát hành thiết kế Bản vẽ thi công, dự kiến đóng điện năm 2010, nhưng đến năm 2008, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội lại có văn bản yêu cầu hạ ngầm đoạn 3,2km thuộc địa phận huyện Từ Liêm, đồng bộ với đường 40m và 4 đường dây 110kV. Sau khi xem xét, thấy việc hạ ngầm không khả thi về tiến độ nên Thành phố đã có văn bản đồng ý cho đi nổi như thỏa thuận ban đầu và yêu cầu thêm thiết kế đặt trùng với các vị trí cột của đường dây 110kV hiện có. Tuy nhiên, khi huyên Mê Linh sáp nhập về Hà Nội thì lại có những vướng mắc khác, như: hướng tuyến đi dọc theo qua&#160; khu đất nhà máy ô tô Xuân Kiên mà hiện tại Nhà máy đã xây dựng nhà xưởng và có hàng rào kiên cố; đoạn tuyến đi qua xã Tiền Phong trùng khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp…</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đường dây 500/220kV Hiệp Hòa-Đông Anh- Bắc Ninh 2, đoạn tuyến đi qua xã Yên Thường – Gia Lâm qua khu đất mà hiện nay Công ty TST đang kiến nghị để sử dụng đất làm thương mại. Nếu điều chỉnh tuyến về phí Bắc thì đường dây sẽ đi gần đường Quốc lộ 3 (cách chân ta-luy 30m), khoảng cách này không phù hợp với Nghị định Qui định về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trạm biến áp 220kV Sơn Tây và đấu nối đang được triển khai công tác thu hồi đất và bồi thường GPMB thì tỉnh Hà Tây sáp nhập về Hà Nội. Để đảm bảo tiến độ của dự án, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT)- đơn vị vị chủ đầu tư cso văn bản kiến nghị thành phố Hà Nội chấp thuận cho triển khai dự án theo các nội dung đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) thỏa thuận. Về vấn đề này, UBND Thành phố giao cho Sở Quy hoạch kiến trúc xem xét, theo đó, Sở Quy hoạch kiến trúc đề nghị điều chỉnh vị trí xây dựng trạm xuống phía Nam tuyến đường dây 220kV Hòa Bình-Việt Trì. Với việc điều chỉnh này, dự án sẽ phải làm lại từ đầu: lập lại báo cáo khảo sát địa hình, địa chất, dự án đầu tư, Thiết kế kỹ thuật- Tổng dự toán…Vì vậy, NPT đã kiến nghị một vị trí cách vị trí cũ khoảng 50m. Nhưng đến nay, vẫn chưa có quyết định chính thức về vị trí trạm.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Phần đấu nối các đường dây 220kV, 110kV vào trạm biến áp 220kV Long Biên đã được Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội giới thiệu hướng tuyến đường dây trên bản đồ tỷ lệ 1/5000, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản xác định tuyến và cấp chỉ giới xây dựng. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>. Có trạm mà vẫn không đóng được điện</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Lưới điện 220kV và 110kV đã vậy, việc xây dựng trạm biến áp hạ thế cũng không kém phần gian nan. Từ năm 2009, nhiều nơi trên địa bàn quận Đống Đa thường xuyên xảy ra tình trạng cấp điện không ổn định, nguyên nhân do phụ tải tăng cao đột biến. Công ty Điện lực Đống Đa đã phối hợp với UBND phường để xin vị trí xây dựng các trạm biếm biến áp mới để khắc phục tình trạng quá tải trong mùa hè. Theo đó, trong năm 2010, đã xây dựng 12 trạm biến áp mới. Tuy nhiên, trong số các trạm biến áp được xây dựng trong năm 2010 có trạm Khượng Thượng 7 tại cụm 9, tổ 34, ngõ 43 phố Chùa Bộc không thể đưa vào vận hành do các hộ ở khu vực này phản đối và yêu cầu chuyển vị trí đặt trạm biến áp đi nơi khác. Do đó, liên tiếp trong những ngày nắng nóng, khu vực này luôn trong tình trạng cấp điện không ổn định.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Để giải quyết những lý do chuyển vị trí đặt trạm của các hộ dân khu này, Công ty Điện lực Đống Đa đã phối hợp với các ngành chức năng để thẩm định lại những yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn về điện từ trường…Ngày 30-7-2010, Công an Thành phố Hà Nội đã lập đoàn kiểm tra và kết luận trạm điện đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy; vấn đề an toàn điện từ trường cũng được xác định không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống gần trạm điện. Tuy nhiên, các hộ dân khu vực này vẫn vin vào lý do này để không cho đóng điện.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Việc đầu tư xây dựng Trạm biến áp Khương Thượng 7 nhằm giảm bán kính cấp điện, nâng cao chất lượng điện năng phục vụ nhân dân, vì vậy, việc di dời trạm đến một vị trí đặt khác sẽ là không khả thi do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về bán kinh cấp điện. Hơn nữa, việc di dời không có lý do chính đáng sẽ trở thành tiền lệ xấu khi có nhu cầu đặt trạm biến áp vào các khu dân cư.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hiện nay, lưới điện tại khu vực này và lân cận đã trong tình trạng quá tải trầm trọng, các áp-tô-mát bảo vệ quá tải thường xuyên tác động gây mất ổn định cung cấp điện, đặc biệt là những ngày nắng nóng đầu tháng 7 vừa qua đã gây bức xúc trong dân. Nếu Trạm biến áp Khương Thượng 7 không được đưa vào vận hành, thì mùa hè năm 2011 khu vực này sẽ còn mất điện nhiều hơn. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>. Để Hà Nội thiếu điện sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chung của cả nước</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tổng quy mô GDP của Hà Nội chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội lại là một trong số ít các địa phương có mức bội thu ngân sách và đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương. Mặc dù, Hà Nội chỉ chiếm 7,4% về dân số và 1% về diện tích tự nhiên nhưng đóng góp khoảng 12,1% GDP cả nước; 12,6% giá trị sản xuất công nghiệp; 11,1% kim ngạch xuất khẩu; 16,9% thu ngân sách quốc gia và thu hút 16,2% số vốn đầu tư xã hội so với cả nước (năm 2008).</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP Hà Nội đã thông qua chỉ tiêu tăng trưởng 12-13%/năm trong cả giai đoạn 2011-2015, với 90% số đại biểu tán thành. Đây cũng là phương án tăng trưởng cao của Thủ đô giai đoạn này. Theo đó, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 của TP Hà Nội bao gồm các chỉ tiêu lớn như: Tăng trưởng bình quân GDP từ 12-13%/ năm; cơ cấu kinh tế đến năm 2015 dịch vụ chiếm 54-55%, công nghiệp xây dựng từ 41-42%, nông nghiệp 3-5%; thu nhập bình quân đầu người từ 82 - 86 triệu đồng; số giường bệnh/vạn dân là 20; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia từ 50-55%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm từ 1,5-1,8%/năm; diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người năm 2015 đạt 28m2; trên 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cơ sở để lựa chọn phương án tăng trưởng cao&#160; dựa trên chủ trương của thành phố Hà Nội thời gian tới sẽ khai thác và phát huy hiệu quả hơn nữa nguồn lực tổng hợp mới sau khi hợp nhất. Một cơ sở nữa là tiềm lực phát triển kinh tế tri thức trên các ngành, các lĩnh vực&#160; sẽ được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế. TP Hà Nội cũng sẽ chú trọng đầu tư các ngành, lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp công nghệ kỹ thuật và hàm lượng chất xám cao, phát triển nông nghiệp sạch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đây là nhân tố tạo ra giá trị gia tăng cao nhất, bảo đảm kinh tế Thủ đô phát triển nhanh hơn và bền vững hơn trong thời gian tới.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục ban hành và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn đảm bảo các cân đối lớn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; Đồng thời tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Từ thực tế trên cho thấy, nếu năm 2012 Hà Nội thiếu điện thì điều chắc chắn là sẽ ảnh hưởng tới kết quả các chỉ tiêu tăng trưởng cho cả giai đoạn 2011-2015. Vì vậy, triển khai để hoàn thành các dự án cấp điện cho Hà Nội phải được coi là điều kiện cần và đủ để Hà Nội hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế đã đặt ra và như vậy sẽ đồng nghĩa ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP của cả nước./</span><span style="font-size: small;"><br /> </span></p> Thanh Mai