Sự kiện

Năm 2012, Hà Nội có nguy cơ thiếu điện

Thứ hai, 25/7/2011 | 16:19 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Để đảm bảo cung cấp điện an toàn và ổn định cho thành phố Hà Nội, đáp ứng sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng cho Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Tổng sơ đồ điện VI giai đoạn 2010-2015 (TSĐ 6),</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Ttheo đó giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư các dự án lưới điện truyền tải cấp điện áp 220kV với 11 công trình được xếp hạng công trình trọng điểm, trong đó, 3 công trình đường dây 220kV Hà Đông- Thành Công, Thường Tín-Kim Động, Hòa Bình-Hoài Đức và nhánh rẽ Hoài Đức là để đảm bảo cấp điện cho TP Hà Nội giai đoạn 2010-2011. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào gọi là “cấp bách” trên được đưa vào vận hành khiến cho hệ thống lưới điện Hà Nội đang vận hành trong tình trạng đầy tải. Với lưới điện hiện nay, nếu các công trình đường dây và trạm 220kV, 110kV không đưa vào vận hành được thì năm 2012, Hà Nội sẽ khó tránh khỏi thiếu điện do quá tải các đường dây và trạm này. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><br /> . Lưới điện Hà Nội- báo động đỏ</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Khu vực Thủ đô Hà Nội không có nguồn cấp điện trực tiếp mà hoàn toàn tiếp nhận điện thông qua hệ thống truyền tải từ các nhà máy điện và các trạm nguồn 500kV-220kV thuộc hệ thống điện miền Bắc. Theo đó, các nhà máy điện chính cấp điện cho Hà Nội gồm: Nhiệt điện Phả Lại 1 (440MW), Nhiệt điện Phả Lại 2 (600MW), Thủy điện Hòa Bình (1.920MW), Thủy điện Tuyên Quang (342MW). Ngoài ra, còn có các nguồn từ 3 trạm 500kV Hòa Bình, Nho Quan, Thường Tín.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hiện tại, Hà Nội được cấp điện chủ yếu từ 6 trạm 220kV, trong đó, 3 trạm cấp điện trực tiếp cho nội thành và các khu vực lân cận là trạm Hà Đông, Chèm, Mai Động với dung lượng 2.250MVA và khoảng 50% công suất các trạm Sóc Sơn, Xuân Mai, Phố Nối với dung lượng 625MVA. Như vậy, tổng dung lượng máy biến áp tại các trạm 220kV cấp cho Hà Nội khoảng 2.600MVA. Trong khi đó tổng dung lượng máy biến áp các trạm 110kV là 3.170MVA và tổng dung lượng các trạm trung gian là 415.630MVA.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo báo cáo của Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, công suất và sản lượng cao nhất trong tháng 7 là 41.200MWh/ngày, với công suất đạt 2029MW. Với lương công suất trên, vào ngày nắng nóng đầu tháng 7 đã chiếm khoảng 88% công suất tại các trạm biến áp 220kV cấp điện cho Hà Nội.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Từ năm 2009, nhiều trạm 500-220kV cấp điện cho Hà Nội đã rơi vào tình trạng đầy và quá tải. Để đảm bảo cung cấp điện cho Hà Nội giai đoạn 2010-2011, EVN đã phải lắp đặt máy biến áp thứ 3 công suất 250kVA cho các trạm 220kV Hà Đông, Chèm và Mai Động nên việc cung cấp điện cho Hà Nội đã được ổn định. Tuy nhiên, hiện nay, Hà Nội lại tiếp tục rơi vào tình trạng đầy và quá tải các đường dây 220kV và 110kV. Đặc biệt, Trạm 220kV Xuân Mai cấp điện cho các phụ tải huyện Thạch Thất, Thị xã Sơn Tây, Phúc Thọ, Xuân Mai, Lương Sơn đang vận hành trong tình trạng quá tải; các đường dây 220kV từ thủy điện Hòa Bình cung cấp điện chính cho Hà Nội cũng đang vận hành đầy tải, riêng đường dây Hòa Bình-Xuân Mai quá tải 13%. Trong trường hợp sự cố 1 mạch đường dây 220kV Hòa Bình- Hà Đông, mạch còn lại sẽ quá tải 32%, đường dây Hòa Bình- Xuân Mai sẽ quá tải tới 46%. Bên cạnh đó, một số trạm 500-220kV bên ngoài Hà Nội cấp điện một phần và hỗ trợ cho thành phố cũng đầy và quá tải, như: Trạm 500kV Nho Quan (450MVA) hiện mang tải 118%, Trạm 220kV Phố Nối, một máy 125MVA mang tải 98,2% và một máy 250MVA mang tải 82,5%.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Lưới điện 110kV của Hà Nội cũng đang vận hành trong tình trạng tương tự. Toàn thành phố có 34 trạm biến áp 110kV với tổng dung lượng 3.055MVA. Năm 2010 đã có 6 trạm có máy biến áp quá tải và 7 trạm có máy biến áp đầy tải, tỷ lệ đầy và quá tải chiếm 39,4%, tỷ lệ quá tải lên tới 22%. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>. Ngổn ngang nguyên nhân chậm tiến độ</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Để đảm bảo cung cấp điện cho Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho EVN đầu tư 11 công trỉnh 220kV với 11 công trình . Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa một dự án nào thuộc tổng sơ đồ điện 6 được hoàn thành. Ngoài nguyên nhân có sự thay đổi về qui mô địa giới thành phố Hà Nội đã dẫn đến nhiều mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thay đổi so với dự báo khi lập TSĐ6. Thì có thể nói rằng, việc chậm trễ này bị ảnh hưởng rất lớn là những khó khăn trong quá trình xin thoả thuận địa điểm Trạm biến áp (TBA), xin thoả thuận tuyến đường dây và đặc biệt là quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng. Đơn cử, thủ tục thoả thuận tuyến với Sở Qui hoạch - Kiến trúc (QH-KT) Hà Nội phải qua nhiều bước, phải mất khá nhiều thời gian: Giai đoạn Lập Dự án đầu tư (DAĐT) tư vấn phải làm việc với Viện Quy hoạch xây dựng và Sở QH-KT Hà Nội để có văn bản giới thiệu hướng tuyến (thỏa thuận tuyến), giai đoạn lập Thiết kế kỹ thuật (TKKT) tiếp tục làm việc lại với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội để xác định tuyến trên bản đồ tỷ lệ 1/5000, đối với những đoạn tuyến đường dây bám theo quy hoạch của Thành phố thì phải xác định tuyến trên bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1/1000, 1/500 hoặc 1/200 (công việc này phải ký hợp đồng thuê Viện QHXD Hà Nội làm), công tác đo vẽ này ở một số dự án Sở QH-KT thành phố yêu cầu phải thực hiện ngay trong giai đoạn lập DAĐT. Sau khi có bản đồ xác định tuyến tỷ lệ 1/1000, 1/500 hoặc 1/200, tiến hành làm việc với Sở QH-KT Hà Nội để xác định tuyến. Hoàn thành công việc xác định tuyến với Sở QH-KT Hà Nội thì các đơn vị tư vấn mới triển khai được công tác khảo sát, lập Dự án đầu tư, Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán, Thiết kế bản vẽ thi công.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Mặc dù các dự án đã được các Sở Ban ngành của Thành phố Hà Nội thống nhất và có văn bản thỏa thuận tuyến nhưng trong quá trình triển khai, nhiều dự án Thành phố vẫn yêu cầu phải điều chỉnh cục bộ một số đoạn tuyến và giải pháp kỹ thuật dẫn đến không thể triển khai được các công việc tiếp theo để khởi công công trình.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Một số dự án trước đây thuộc địa phận các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, khi lập thiết kế đã được các UBND các tỉnh này thoả thuận. Hiện nay dự án nằm trên địa phận Hà Nội (mở rộng), khi tiến hành phục hồi tuyến để giải phóng mặt bằng thi công gặp khó khăn với địa phương và các doanh nghiệp (một số doanh nghiệp đã xây dựng công trình trong hành lang tuyến của đường dây) như dự án Đường dây 220kV Vân Trì – Chèm, Đường dây 220kV Thường Tín – Kim Động.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong quá trình thực hiện, dự án điện bị ảnh hưởng bởi các dự án khác của Thành phố thực hiện trên cùng tuyến nên bị ảnh hưởng tiến độ. Ví dụ, các dự án đường dây 220kV trong Thành phố phải phối hợp với nhiều dự án liên quan khác (dự án xe điện trên cao, dự án đường Láng Hạ-Thanh Xuân kéo dài, dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, dự án đường quy hoạch 40m Nam Thăng Long, dự án đường Vành đai 4, các nút giao thông mới quy hoạch như giao với Quốc lộ 3, đường vành đai 3 (dự án ĐZ 220kV Hà Đông – Thành Công, ĐZ 220kV Vân Trì – Sóc Sơn), Quốc lộ 1A và đường sắt...), trong các dự án này có dự án đang thực hiện quy hoạch, có dự án chưa được cấp thầm quyền phê duyệt Dự án đầu tư, có dự án chưa có kế hoạch thực hiện.... Mức độ khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án cũng khác nhau nên dẫn đến việc phối hợp tiến độ thực hiện giữa dự án điện với các dự án liên quan khác đang gặp rất nhiều khó khăn và làm chậm tiến độ chung của các dự án điện.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Giai đoạn chi trả tiền bồi thường, thường gặp khó khăn do đơn giá. Hàng năm, UBND Thành phố quy định đơn giá bồi thường tại các quận, huyện thuộc địa giới hành chính của Thành phố, bảng giá này làm căn cứ để áp giá đền bù GPMB. Tuy nhiên, giá đất do UBND tỉnh ban hành thường thấp hơn so với giá đất thực tế ngoài thị trường (nhất là đối với đất đai). Các hộ dân bị ảnh hưởng không đồng ý với đơn giá bồi thường với lý do đơn giá bồi thường quá thấp, không phù hợp với thị trường chuyển nhượng đất thực tế tại địa phương.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Bên cạnh đó còn có tình trạng, khi áp giá xong, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt thì lại có đơn giá mới ban hành, dẫn đến lại phải áp giá lại vì đơn giá cũ không còn hiệu lực. Hoặc, khi áp giá xong , trình cấp có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định phê duyệt nhưng chủ đầu tư chưa chuẩn bị vốn để chi trả thì lại có đơn giá mới ban hành (thường cao hơn đơn giá cũ), dẫn đến khi thực hiện chi trả theo quyết định đã phê duyệt các hộ dân không chấp nhận vì theo quy định khi chi trả tiền bồi thường cho các chủ tài sản bị thiệt hại phải áp dụng đơn giá tại thời điểm chi trả.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Thậm chí, một số dự án đường dây đi qua các huyện trước đây có địa giới hành chính không thuộc Hà Nội, ví dụ như Huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc. Khi thực hiện bồi thường, các hộ dân không nhận tiền vì có tâm lý chờ đợi đất đai của họ sẽ sát nhập về Hà Nội sẽ có mức bồi thường cao hơn.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Lý do khác nữa là các văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng. Theo qui định tại Khoản 5- Điều 1, Khoản 6- Điều 1, Khoản 9- Điều 1 Nghị định 81/2009/NĐ-CP, ngày 12/10/2009 của Chính phủ có qui định về mức bồi thường tối đa, hỗ trợ đối đất đai, nhà ở, công trình trong hành lang an toàn lưới điện, bồi thường, hỗ trợ cây trong và ngoài hành lang an toàn lưới điện, đồng thời Nghị định này cũng nêu mức bồi thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, phù hợp với thực tế của địa phương. Tuy nhiên hiện nay, UBND thành phố Hà Nội chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các điều khoản này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Do sự phối hợp giữa chủ đầu tư, hội đồng bồi thường điạ phương, UBND thành phố Hà Nội và các sở Ban ngành thuộc TP Hà Nội chưa được chặt chẽ, chưa đáp ứng được ở mức độ quan trọng với các Dự án./<br /> <br /> <em>(còn nữa)</em><br /> </span></p> Thanh Mai