Công ty Truyền tải điện 4: Không xảy ra sự cố trong thời gian cắt khí

Thứ sáu, 21/10/2011 | 09:57 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Trong thời gian ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn, mặc dù các đường dây truyền tải điện và các trạm biến áp đều mang tải rất cao nhưng PTC4 đã không để xảy ra sự cố nào.</p>
<p style="text-align: center;"><img width="480" height="360" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/10/Attachments/PTC4 thay may 500 o mon (5).JPG" /></p> <p>&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>PTC4 thay MBA 500 kV từ 450 MVA lên 600 MVA, góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định trên địa bàn</span></span></span></p> <p style="text-align: center;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Trong thời gian nguồn khí Nam Côn Sơn ngừng cung cấp từ ngày 15 – 30/9/2011 để bảo dưỡng đường ống dẫn khí, cụm các nhà máy nhiệt điện sử dụng nguồn khí Nam Côn Sơn ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Mỹ và Nhơn Trạch phải ngừng cung cấp điện. Trong thời gian này, sản lương điện cung cấp cho các tỉnh thành phía Nam bị thiếu hụt rất lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Ngành Điện phải tập trung tăng cường công suất từ các nguồn khác để thay thế, bổ sung. Do sản lượng điện truyền tải trên các đường dây 220 – 500 kV tăng cao, để phòng tránh trường hợp gây sự cố, Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) đã phải tăng cường nhân lực, phương tiện để phục vụ công tác sửa chữa, vận hành.<br /> <br /> <br /> Ngày thường, đường dây 500 kV Đăk Nông – Phú Lâm chỉ mang tải khoảng 602 MW thì trong thời gian cắt khí và ngừng cung cấp điện từ các nhà máy điện nhận khí Nam Côn Sơn, đường dây này phải mang tải được huy động từ các nguồn khác lên đến 799 MW; tương tự, các đường dây 220 kV Di Linh - Bảo Lộc công suất tăng từ 209 MW lên 278 MW; tổng công suất đường dây 220 kV Hàm Thuận - Long Thành, Đa Mi - Long Thành tăng từ 60 MW lên 413 MW. Các MBA 500 kV của Trạm biến áp 500 kV Phú Lâm, Tân Định thường xuyên mang tải cao…</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Điểm đáng mừng và ghi nhận đó là trong thời gian ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn, mặc dù các đường dây truyền tải điện và các trạm biến áp đều mang tải rất cao nhưng PTC4 đã không để xảy ra sự cố nào. Để có được kết quả này, ông Nguyễn Văn Bảy – Trưởng phòng Kỹ thuật PTC4 cho biết: Dự đoán trước những khó khăn về cung cấp điện trong thời gian cắt khí, Lãnh đạo Công ty đã giao nhiệm vụ cho phòng Kỹ thuật, các truyền tải điện tăng cường công tác kiểm tra thiết bị, đường dây; lập chương trình kiểm tra và thí nghiệm các MBA theo chế độ đặc biệt. Đồng thời đặt lại trị số bảo vệ sa thải rơle tần số theo yêu cầu điều độ để đảm bảo ổn định hệ thống, củng cố hệ thống sa thải phụ tải đặc biệt; Xử lý hàm lượng khí hòa tan trong dầu&#160; MBA 500KV AT1 Tân Định và đưa vào vận hành kịp thời ngày 12/09/2011, phối hợp với nhà cấp hàng đánh giá số liệu thí nghiệm và cho phép khai thác tải đúng định mức.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> PTC4 đã tổ chức đóng điện tái lập lại đường dây 220 kV Đa Nhim - Di Linh, Di Linh - Bảo Lộc, Cai Lậy - Vĩnh Long - Ô Môn đang được thực hiện cải tạo. Đặc biệt, Công ty đã lập phương án thay thế và tăng cường công suất MBA 500 kV AT1 Ô Môn&#160; từ 450 MVA lên 600 MVA và đóng điện đưa vào vận hành ngày 13/09/2011, vượt kế hoạch 4 ngày.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nhìn chung trong thời gian cắt khí, tổng công suất khu vực miền Nam đạt cực đại khoảng 7.574 MW và cực tiểu khoảng 4.288 MW, sản lượng trung bình ngày khoảng 145.900 MWh là một khối lượng không nhỏ. Để đảm bảo cung cấp điện là nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trong ngành Điện nói chung và của Công ty Truyền tải điện 4 nói riêng.<br /> </span></p> Theo: Trang tin EVN