Truyền tải điện Thái Nguyên: Đảm bảo vận hành an toàn lưới điện
Thứ tư, 5/10/2011 | 15:23 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Truyền tải điện Thái Nguyên quản lý vận hành 3 trạm biến áp 220 kV, công suất 1.026 MVA, hơn 200 MVA công suất bù và 9 tuyến đường dây 220 kV.</p>
<p><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Công nhân TBA 220 kV Thái Nguyên thao tác vận hành thiết bị</span></span></p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Những năm qua, do nguồn điện không đủ đáp ứng nhu cầu của phụ tải, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện giải pháp mua điện từ Trung Quốc, truyền tải qua đường dây 220 kV Mã Quan - Hà Giang - Thái Nguyên do Truyền tải điện Thái Nguyên quản lý và vận hành.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để đảm bảo quản lý, vận hành lưới điện truyền tải theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao, Truyền tải điện Thái Nguyên đã tập trung bổ sung tiếp địa trên tuyến đường dây 220 kV Thủy điện Tuyên Quang - Bắc Kạn - Thái Nguyên; xử lý chống sét cho các tuyến 220 kV Hà Giang - Thái Nguyên 1; Hà Giang - Thái Nguyên 2; Tuyên Quang - Sóc Sơn và Tuyên Quang - Thái Nguyên; xử lý an toàn khoảng cách pha đất trên đường dây  220 kV Sóc Sơn - Thái Nguyên, Phả Lại - Hải Phòng 2. Đơn vị cũng tích cực đổi mới công nghệ, thay thế thiết bị mới và trạm biến áp trên toàn tuyến quản lý; hoàn thành giai đoạn 1 công trình mở rộng Trạm biến áp 220 kV Hà Giang và Thái Nguyên để đấu nối Thuỷ điện Thái An…</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Song song với nhiệm vụ quản lý, vận hành, lãnh đạo Truyền tải điện Thái Nguyên luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị trực thuộc. Các trạm đều mở sổ sách theo dõi, cập nhật tình trạng hoạt động của các thiết bị, từ đó phát hiện và kịp thời đề xuất các giải pháp xử lý sự cố. Định kỳ, đơn vị còn phối hợp với phòng kỹ thuật Công ty tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân trực trạm. Phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở Truyền tải điện Thái Nguyên được duy trì thường xuyên. Nhiều sáng kiến đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, phục vụ tốt công tác quản lý, vận hành. Đơn vị còn tích cực điều phối nhân lực hợp lý để thực hiện công tác tư vấn, giám sát, chuẩn bị nghiệm thu và vận hành các đường dây 500 kV Sơn La - Hiệp Hoà, 220 kV Nho Quế 3 – Cao Bằng, trạm biến áp 220 kV Cao Bằng…</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo ông Ngô Bá Lập, Trưởng Truyền tải điện Thái Nguyên, khó khăn trong công tác vận hành và quản lý của đơn vị là nhiều nơi, người dân chưa thấy được trách nhiệm của mình trong việc hợp tác bảo đảm an toàn lưới điện. Nhiều hộ dân trong khu vực hành lang an toàn bảo vệ lưới điện cao áp vẫn còn trồng cây, dựng vật dụng; cố tình gây khó cho người của đơn vị vào kiểm tra, sửa chữa hay phát quang hành lang. Tuy nhiên, theo ông Lập, Truyền tải điện Thái Nguyên luôn kiên trì thuyết phục, giải thích cho người dân, đồng thời đã tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, phối hợp với cả giáo xứ sở tại vận động người dân tham gia hỗ trợ bảo vệ an toàn lưới điện truyền tải.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Không chỉ làm tốt chuyên môn, Truyền tải điện Thái Nguyên còn chú trọng chăm lo đời sống tinh thần, việc làm cho CBCNV. Hằng năm, đơn vị đều tổ chức đi nghỉ mát kết hợp tham quan học tập các đơn vị bạn, tham quan di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh trong cả nước. Tại các trạm, trụ sở ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Sóc Sơn, đơn vị đều có nhà nghỉ ca cho CBCNV, có bếp ăn tập thể, có sân chơi thể thao… dành cho người lao động.</span><span style="font-size: small;"><br />
<br />
</span></p>
Theo Tạp chí Điện lực chuyên đề Quản lý và hội nhập