Ảnh minh họa.
Ban đầu do nghi ngờ đồng hồ tính sai, anh đã gọi điện đến công ty điện lực để hỏi. Sau khi kiểm tra, nhân viên điện lực khẳng định không có bất cứ sai sót nào trong quá trình đo đếm của đồng hồ. Tìm hiểu thêm, anh Hà thấy cứ bắt đầu vào tháng cao điểm mùa khô, nắng nóng là hóa đơn tiền điện tăng vọt. Nguyên nhân là con trai anh bật máy lạnh cả đêm, thậm chí nhiều hôm vội đi học quên tắt máy lạnh. Chiếc quạt hơi nước cũng được mang ra sử dụng nhiều hơn và gần như bật cả ngày…
Từ đó, anh Hà bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm điện. Việc đầu tiên là thay thế tất cả bóng đèn trong nhà, các thiết bị điện cũ kỹ cũng được thay mới bằng sản phẩm công nghệ có tính năng tiết kiệm điện, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, cả nhà luôn nhắc nhau tuân thủ nguyên tắc tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng. Kết quả ngoài sự mong đợi khi hóa đơn tiền điện đã giảm được 1/3 so với trước.
Nhiều gia đình trong xóm khi biết tin cũng đã bắt đầu học hỏi kinh nghiệm tiết kiệm điện của anh Hà để tránh tình trạng tiêu thụ điện vượt ngoài tầm kiểm soát. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mỗi tháng, mà còn chung tay giảm thiểu tiêu hao điện năng khi cảnh báo nguy cơ nguồn năng lượng đang ngày càng cạn kiệt.
Nhưng đấy chỉ là câu chuyện trong một xóm nhỏ của tôi thôi. Làm thế nào để cả cộng đồng lớn hơn đều có ý thức tiết kiệm điện bằng những hành động thiết thực, thói quen mỗi ngày. Đã có rất nhiều phong trào được phát động từ các hội, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, địa phương. Trong những phong trào được phát động, tôi để ý đến chiến dịch Giờ Trái đất hàng năm. Đây là sự kiện quốc tế diễn ra hàng năm do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) khởi xướng từ năm 2007. Việt Nam lần đầu tiên hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất vào năm 2009 với sự tham gia của 6 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Đến nay, sau 14 năm tổ chức, chiến dịch đã tạo chuyển biến tích cực trong cộng đồng về nhận thức ý nghĩa, lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giờ Trái đất 2023 năm nay với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, kêu gọi hành động tắt đèn trong một giờ đồng hồ, từ 20h30 đến 21h30, thứ Bảy ngày 25 tháng 3 trên khắp mọi miền Tổ quốc. Với chiến dịch này, Bộ Công thương mong muốn người dân, cộng đồng và doanh nghiệp trên toàn quốc chung tay bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, hướng tới một tương lai xanh, với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Kỳ vọng thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen” gửi đến cộng đồng không chỉ là tắt điện trong một giờ đồng hồ. Đó là hình thành thói quen tiết kiện điện mỗi ngày, từ việc tắt các thiết bị khi không sử dụng; giảm điều hòa; đổi mới công nghệ ít tiêu hao năng lượng, hướng tới sống xanh...
Link gốc