Hạnh phúc từ mái ấm 30a ở vùng biên
Thứ hai, 17/10/2011 | 10:16 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Cùng với hàng loạt chương trình hỗ trợ giáo dục đào tạo, y tế và phát triển lưới điện nông thôn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo và hộ chính sách cũng là một trong những nội dung quan trọng của EVN nhằm giúp 3 huyện khó khăn của tỉnh Lai Châu phát triển kinh tế bền vững, giúp người dân từng bước thoát khỏi đói nghèo. </span></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: x-small;">Học sinh trường trung học Ma ly pho trước ngôi nhà bán trú do EVN trao tặng. Ảnh: Ngọc Loan</span></span></p>
<p style="text-align: left;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
</span><strong><span style="font-size: small;">EVN: Ghé vai cõng chữ lên non</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Sì Lở Lầu (huyện Phong Thổ- Lai Châu) là xã biên giới vùng cao, chỉ cách huyện Kim Bình (tỉnh Vân Nam-Trung Quốc) một dãy núi. Cả xã có 598 hộ dân với 3.622 nhân khẩu, 99% là dân tộc Dao. Theo giải thích của ông Lò Văn Miền, Phó chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu, tiếng dân tộc Dao Sì Lở Lầu có nghĩa là 12 tầng dốc, có những dốc chữ M dựng đứng, đi lại rất vất vả. Chỉ tính từ xã Dào San đến Sì Lở Lầu khoảng 20 km nhưng đi bộ cũng hết khoảng 8 giờ đồng hồ, đi ô tô hết 3 giờ. Người dân chủ yếu sống trên núi cao hiểm trở. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Do khó khăn về giao thông, chỗ ở nội trú chật chội nên các em rất ngại đi học. Mặt khác, do còn nhiều hủ tục lạc hậu, người dân ít có điều kiện tiếp xúc với cộng đồng, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con cái nên những năm trước tỷ lệ bỏ học khá cao. Đây cũng là tình trạng chung của các huyện vùng biên ở Lai Châu. Nhằm góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống ở vùng sâu vùng xa, Tập đoàn điện lực (EVN) đã thực hiện hỗ trợ 3 huyện Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu) theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Chương trình hỗ trợ theo 6 nội dung, trong đó có nội dung hỗ trợ giáo dục đào tạo, xây dựng nhà bán trú dân nuôi tại các trường trung học cơ sở ở 3 huyện này. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trường THCS Ma Ly Pho (huyện Phong Thổ) nằm trên đỉnh núi cao khoảng 1.000 m so với mặt biển. Đây là xã vùng cao sát biên giới Việt Trung có 9 bản nằm rải rác, bản xa nhất cách trường 20 km. Có em phải đi bộ 6 giờ mới đến được trường. Do trường quá chật chội nên rất ít em được ở bán trú. Từ khi được EVN hỗ trợ nhà bán trú, các em đã được ở rộng rãi hơn, đi học đầy đủ hơn. Theo thầy hiệu trưởng Đặng Thế Anh, hiện mới có 65/171 học sinh được ở nội trú. Những em nhà ở dưới 5 km vẫn phải đi trọ ở nhà dân để học.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng cuộc sống của học sinh vùng cao vẫn còn rất nhiều khó khăn. Chứng kiến bữa ăn của học sinh nội trú trường THCS Bản Lang (Phong Thổ), chúng tôi không khỏi xót xa khi thấy khẩu phần duy nhất của các em là 1 tô cơm, mấy con cá khô bằng ngón tay, 6 em chung nhau 1 bát canh rau muống. Mỗi ngày chỉ có 2 bữa, hơn 1 tháng nay các em chưa được miếng thịt nào. Thầy hiệu trưởng Đồng Xuân Lợi cho biết, tất cả mọi khoản chi phí ăn uống của các em gói gọn trong 320.000 đồng/tháng/em do nhà nước cấp. Thực phẩm vùng này lại rất đắt đỏ nên  nhà trường cố gắng duy trì cho các em không bị thiếu cơm cũng đã vất vả lắm rồi. Nhìn các em ăn uống ngon lành mà tôi thấy bùi ngùi. Bởi lẽ, còn rất nhiều em còn khó khăn hơn nhiều. Thầy Lợi cho biết, nhu cầu ở bán trú khá đông nhưng đến nay chỉ có 117/430 em được ở, một phần vì nhà ở còn chật hẹp, một phần vì chính sách chỉ cho những em nhà xa 5 km trở lên mới được ở. Thực tế, 5 km đi bộ với học sinh THCS miền xuôi cũng đã quá vất vả chứ chưa nói đi bộ trong đường rừng núi vách đá tai mèo như học sinh vùng biên giới này, nhất là mỗi khi mưa lũ hay trời đông giá. Thấy các em háo hức tò mò nhìn những chiếc chăn bông do Đoàn Thanh niên EVN đem tặng hoặc tranh nhau xem trên máy những tấm ảnh của mình vừa được chụp mà tôi thấy nao lòng. Đúng là cuộc sống của các em còn thiếu thốn quá nhiều. Khi được hỏi về nguyện vọng của mình, một cô giáo rẻ trường Ma ly pho đã rụt rè đề nghị: chỉ mong các cơ quan ban ngành quyên góp hỗ trợ thêm áo ấm cho các em. Một ước mơ giản dị hoàn toàn trong tầm tay của các tổ chức đoàn thể. Ước gì các em có điều kiện sống tốt hơn để những khuôn mặt trẻ thơ kia luôn có những nụ cười rạng rỡ.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Hạnh phúc giản đơn</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img width="400" height="276" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/10/Attachments/EVN-tham-và-t-ng-quà-m--li-t-si-Giàng-L--M-y-xã-b-n-Lang-HUy-n-Phong-Th-s.JPG" /></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: x-small;">Cụ Giàng Lở Mẩy (huyện Phong Thổ) trước ngôi nhà tình nghĩa do EVN hỗ trợ xây dựng. Ảnh: Ngọc Loan</span></span><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: smaller;"><br />
</span></span></p>
<p><span style="font-size: small;"><br />
Cùng với hàng loạt chương trình hỗ trợ giáo dục đào tạo, y tế và phát triển lưới điện nông thôn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo và hộ chính sách cũng là một trong những nội dung quan trọng của EVN nhằm giúp 3 huyện khó khăn của tỉnh Lai Châu phát triển kinh tế bền vững, giúp người dân từng bước thoát khỏi đói nghèo. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tôi vẫn chưa quên năm 2009, khi chúng tôi đến thăm gia đình chị Thàm Thị Mến, người dân tộc Thái ở bản Sắp Ngụa, xã Phúc Than (Than Uyên). Mặc dù mới 38 tuổi nhưng trông chị già nua khắc khổ như đã ngoài 50. Chồng nghiện ngập bỏ đi mất tích đã 5 năm, chị và con trai 6 tuổi đùm bọc nuôi nhau trong căn nhà không thể rách nát hơn. Chiếc chõng tre và 3 bao thóc là tài sản duy nhất nhưng cũng đủ làm căn nhà trở nên chật chội. Vách nhà thưng bằng tấm liếp, riêng vách tường phía trước có trét đất cũng đã bong gần hết, chỉ còn lại những thanh tre phơi ra như những chiếc xương sườn. Gia đình chị là một trong 1.400 hộ gia đình khó khăn được Tập đoàn Điện lực hỗ trợ xây dựng nhà theo chương trình 3 cứng (nền cứng, vách cứng, mái cứng). Chuyến đi này không có điều kiện quay lại thăm chị nhưng tôi được biết mẹ con chị đã có căn nhà tuy còn đơn sơ nhưng khá vững chãi. Mẹ con chị rất phấn khởi vì từ nay không còn phải lo cảnh mưa giột gió lùa nữa.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngoài những hộ khó khăn được hỗ trợ xóa nhà tạm, EVN còn hỗ trợ xây nhà kiên cố cho 16 hộ gia đình chính sách với mức hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ. Phải rất vất vả men theo sườn núi, chúng tôi mới lên được ngôi nhà của cụ Lý Sa Vảng ở bản Gia Châu, xã Sì Lở Lầu (huyện Phong Thổ , Lai Châu). Đây là gia đình liệt sỹ được EVN hỗ trợ xây nhà. Cụ Lý Sa Vảng đã 95 tuổi đang ốm cũng cố ngồi dậy cám ơn Tập đoàn điện lực đã quan tâm hỗ trợ xây nhà, lại còn thường xuyên thăm hỏi tặng quà khiến cụ rất cảm động. Còn bà Đèo Thị Chân ở bản Nậm Cáy, xã Hoang Thèn xúc động tâm sự: Chồng bà hy sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc khi 3 con còn rất nhỏ, mẹ con cố làm đủ ăn cũng đã khó khăn. Xây nhà ở vùng núi đá này lại rất tốn kém, chỉ riêng xây móng cũng mất khoảng 40 - 50 triệu rồi. Nhờ EVN hỗ trợ cho 40 triệu đồng và các tổ chức xã hội khác giúp đỡ, bà con trong bản giúp công, nay mẹ con bà đã có căn nhà tránh mưa tránh rét, đến lúc về già không phải lo gì nữa. Còn Ông Tẩn Sài Màn ở bản Thà Giàng, xã Sì Lở Lầu thì giãi bày: “Trước đây gia đình mình cực lắm. Chỉ sống trong một túp lều thôi. Lúc mưa giột đã đành, lúc nắng ông mặt trời cũng rọi vào tận giường. Khi rét thì trong nhà cũng như ngoài sân thôi. May được Tập đoàn điện lực hỗ trợ, gia đình mới có chỗ ở như hiện nay”. Dù chỉ là những ước mơ nhỏ bé, hạnh phúc giản đơn nhưng với người dân vùng biên cương này thì chỉ được thực hiện khi có sự chung tay góp sức của cộng đồng.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Được biết, chương trình hỗ trợ của EVN theo Nghị quyết 30a đã có kế hoạch xây dựng 21 nhà bán trú dân nuôi. Đến nay đã có 14/21 nhà đã đưa vào sử dụng. Các nhà bán trú còn lại đang thi công. Tại khu vực trung tâm huyện Tân Uyên, trường PTDT nội trú đang được xây dựng trên diện tích 2 ha. Trong đó EVN hỗ trợ 15 tỷ đồng để xây 1 nhà ăn 208 m2, 18 phòng học, 24 phòng ở cho 240 cho học sinh. Dự kiến tháng 4/2012 công trình sẽ hoàn thành. Ngoài ra, EVN còn hỗ trợ đào tạo 30 em sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các đơn vị của EVN, đồng thời, mỗi năm sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho 1.500 học sinh hộ nghèo, hộ chính sách, hộ dân tộc. Theo thầy Đặng Thế Anh thì EVN đã ghé vai cùng ngành giáo dục Lai Châu cõng cái chữ về nơi địa đầu Tổ quốc này. Còn ông Lò Văn Miền, Phó chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu khẳng định: với sự sự hỗ trợ nhiệt tình của các đơn vị, sự nỗ lực của các thày cô giáo và chính quyền địa phương, chắc chắn tình trạng bỏ học sẽ được hạn chế dần, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho bà con vùng sâu vùng xa.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Sẽ tiếp tục chương trình hỗ trợ</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Lai Châu là 1 trong những tỉnh nghèo của cả nước. Trong đó 3 huyện Tân Uyên, than Uyên, Phong Thổ được xếp vào diện 61 huyện nghèo cần được giúp đỡ. Theo thống kê từ EVN, thời điểm năm 2009, 3 huyện Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ  (Lai Châu) có tới 3.005 căn nhà tạm đang cần xây dựng lại. 9 xã chưa có điện với tổng số 18.135 hộ dân chưa được kéo điện. Hầu hết các đường giao thông đến các xã chỉ đi được vào mùa khô. Với truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, EVN đã đề ra mục tiêu trích kinh phí, quyên góp từ các nguồn để hỗ trợ 280 tỷ đồng giúp 3 huyện phát triển kinh tế bền vững, giúp người dân từng bước thoát khỏi đói nghèo. Theo đó, giai đoạn 2009-2010 hỗ trợ xây dựng 1.400 căn nhà với mức 5 triệu đồng/căn. Năm 2011, EVN tiếp tục bổ sung hỗ trợ xoá nhà tạm cho trên 1.200 hộ nữa. Trước hết là giải quyết cơ bản tình trạng nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo. Trong đó, thực hiện ưu tiên theo thứ tự hộ khó khăn hơn làm trước. Đặc biệt là những hộ thuộc diện chưa có nhà ở hay có nhà nhưng quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự tu sửa. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng 21 nhà bán trú dân nuôi; hỗ trợ 15 tỷ đồng xây dựng trường dân tộc nội trú cho huyện Tân Uyên; Hỗ trợ đào tạo cho 30 học sinh theo học các ngành nghề phù hợp; Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho 1.500 học sinh. Phát triển mở rộng lưới điện nông thôn, đầu tư các công trình điện đảm bảo đạt mục tiêu 100% xã có điện và đưa tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện tại 3 huyện lên gần 90% vào năm 2012. Hiện Công ty điện lực Lai Châu đang đề nghị EVN tiếp tục đầu tư hỗ trợ xây dựng 11 mô hình bán trú dân nuôi trên địa bàn 3 huyện. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên EVN còn quyên góp ủng hộ chăn màn, trang thiết bị học tập, vật dụng hàng ngày cho các em học sinh; thực hiện các chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí, hướng dẫn bà con sử dụng điện an toàn, tiết kiệm…<br />
</span></p>
Bài và ảnh: Ngọc Loan