Tiếng gọi từ Lai Châu
Thứ sáu, 14/10/2011 | 10:28 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Chương trình xóa đói giảm nghèo 3 huyện Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên (Lai Châu) theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP là một trong những hoạt động xã hội trọng tâm của EVN giai đoạn 2009-2012. </span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p><span style="font-size: smaller;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);">Thi công đường điện tại bản Dào San. Ảnh: Ngọc Loan<br />
</span></span></p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, EVN đã và đang tích cực triển khai các nội dung: Phát triển mở rộng lưới điện nông thôn; Hỗ trợ xóa nhà tạm; xây dựng nhà bán trú dân nuôi; hỗ trợ giáo dục và đào tạo; Hỗ trợ y tế…Sau 2 năm triển khai, chương trình đã đạt được những kết quả đáng kể.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Gian nan đường lên biên giới</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Rất may cho chúng tôi là chuyến đi khảo sát việc triển khai chương trình 30a lần này thời tiết khá thuận lợi vì không gặp mưa lũ, không bị lở núi sạt đường. Dù vậy, quãng đường gần 700 km từ Hà Nội lên tận xã biên giới Sì Lở Lầu (huyện Phong Thổ, Lai Châu) cũng là thử thách không nhỏ với cả những người đã nhiều lần đi Tây Bắc. Đặc biệt là đoạn đường từ thị trấn Phong Thổ đến xã Sì Lở Lầu, do đường đi quá xấu chúng tôi phải tạm biệt chiếc xe “cá mập” 12 chỗ để “tăng bo” sang mấy chiếc xe bán tải, Suzuki, U-oát được huy động từ các đơn vị đến hỗ trợ. Quãng đường dài chưa đầy 80 km nhưng chạy xe hết hơn 5 giờ đồng hồ. Đường không chỉ ngoằn ngoèo đèo dốc với những khúc cua tay áo đến chóng mặt mà còn lồi lõm khủng khiếp khiến mọi người đu đưa như ngồi trên xích đu. Đây là cung đường thường xuyên bị xói lở mỗi khi mưa lũ, giờ vẫn còn nguyên "thương tích" như những ổ voi, ổ trâu khiến chiếc xe cứ chồm lên lại lao xuống như làm xiếc. Chúng tôi cứ hết nghiêng sang phải lại dụi sang trái, có lúc bị bật tung lên khỏi ghế. Những tiếng xuýt xoa, tiếng cười hoặc tiếng la oai oái mỗi khi xe “làm xiếc”. Phải thừa nhận lái xe ở tuyến đường này không chỉ cần có “tay lái lụa” mà còn phải có bản lĩnh và thần kinh vững vàng thì mới có thể bình tĩnh đi trên những con đường nhỏ hẹp một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút tưởng như có rơi khối đá 10 tấn xuống cũng không có tiếng động. Đã quen với đoạn đường này nên anh lái xe cứ băng băng “bay” qua những đoạn sống trâu, ổ voi vì theo lời anh “đi chậm rất dễ bị sa lầy”. Mỗi lần xe lượn dốc tôi lại phải bám chặt thành ghế để khỏi bị ngã, tai ù đi. Đường xá thế này mới biết vì sao người dân ở đây rất khó giao lưu với thế giới bên ngoài. Theo hướng tay của anh lái xe, tôi nhìn sang bên kia thung lũng của xã Sì Lở Lầu, bản làng của người Trung Quốc hiện lên rất rõ. Ở bên kia vách núi là huyện Kim Bình (Vân Nam – Trung Quốc) với 15,5 km đường biên giới. Mấy năm trước đã xảy ra không ít những cuộc tranh chấp đất đai giữa 2 bên. Tôi đã hiểu vì sao cả nước cùng hướng về chia sẻ với Lai Châu và các tỉnh vùng biên, nơi người dân không chỉ sống cho riêng mình mà còn như một tấm phên giậu giữ gìn biên cương của Tổ quốc. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Nỗi khát khao đón điện</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chật vật mãi rồi chúng tôi cũng đến được bản Lèn Chai, xã Dào San (Phong Thổ), nơi Công ty CP thương mại và xây dựng ACG đang thi công xây lắp đường dây 35 kV đưa điện về cho hơn 100 hộ dân của 4 bản của xã Dào San. Tận mắt chứng kiến cảnh công nhân áo đẫm mồ hôi đang gò lưng kéo cột điện lên dốc, tôi thật sự thấu hiểu được cái giá của những dòng ánh sáng điện được những người thợ “cõng” lên nơi địa đầu tổ quốc này. Anh Nguyễn Minh Nghĩa- cán bộ giám sát của Công ty điện lực (PC) Lai Châu cho biết, đây là cung đoạn rất khó khăn vì địa hình quá hiểm trở, chủ yếu là suối sâu vực cao, vách đá tai mèo, thời tiết lại mưa nắng thất thường. Vì vậy, đã qua 5 tháng khởi công nhưng tuyến đường dài 3 km mới đạt 60% tiến độ. Anh em đang cố gắng phấn đấu đến tháng 12 sẽ hoàn thành công trình để dân được đón tết dưới ánh sáng điện. Các hộ dân sẽ được kéo điện vào tận nhà và lắp 1 bóng điện. Đơn giản thế thôi nhưng suất đầu tư ở đây lên tới 40-70 triệu đồng/hộ. Nếu không phải là nhiệm vụ chính trị thì không ai đầu tư kinh doanh ở những nơi này. Được biết, theo chương trình 30a, EVN đang đầu tư 250 tỷ đồng với mục tiêu phấn đấu 100% xã, 90% số hộ dân tại 3 huyện được sử dụng điện. Đồng thời, quản lý và bán điện trực tiếp đến 100% số hộ trong tỉnh, đảm bảo để người dân được hưởng giá điện ưu đãi của Chính phủ. Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn 3 huyện đã có  70 -88% số xã, 44,6 -55,6% số hộ có điện. Thời gian tới, PC Lai Châu đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư bằng nguồn vốn và ngành điện và kết hợp với các nguồn vốn khác như ADB, ReII, tái định cư thủy điện, vốn địa phương… phấn đấu đến năm 2012, các huyện sẽ có 63,7 – 81,4% số hộ có điện. Cảm động nhất là bà con ở đây rất tin tưởng cán bộ. Chưa được đền bù bà con vẫn sẵn sàng cho chặt phá cây giải phóng mặt bằng. Bởi vì bà con hiểu có điện về bà con sẽ được xem tivi, trẻ em không phải học dưới ánh đèn tù mù. Đây cũng là nỗi khát khao của tất cả người dân ở huyện biên giới Phong Thổ này. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
Để Lai Châu sáng mãi nụ cười </span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Không chỉ mở rộng lưới điện, EVN còn hỗ trợ xây nhà cho 16 gia đình chính sách (40 triệu đồng/hộ), hỗ trợ xóa nhà tạm cho 1.400 hộ (5 triệu đồng/hộ). Những hoạt động này đã góp phần đưa đời sống người dân nơi đây khởi sắc lên rất nhiều. Ông Lò Văn Miền, phó chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu cho biết, cả xã có tới 99% là người dân tộc Dao, chủ yếu sống trên núi cao, tỷ lệ nghèo đói trên 48%. Bà con ở đây rất cảm động vì ngành điện không chỉ đưa điện về mà còn giúp bà con “xóa nhà tạm” để thóat khỏi cảnh giột khi trời mưa, không bị gió lùa những ngày rét nữa. Tuy nhiên, cũng theo ông Miền, xã vẫn còn nhiều hộ quá nghèo, không có khả năng bù thêm tiền để làm nhà nên cũng không đăng ký xin hỗ trợ làm nhà. Nhiều nhà vẫn thưng vách bằng tấm liếp, tài sản lớn nhất trong nhà là chiếc chõng tre và mấy bao thóc, chưa hết mùa đã hết ăn. Đường giao thông chỉ đi lại được vào mùa khô. Nước sinh hoạt phải đi gùi từ các khe rất xa nên phải dùng tằn tiện. Nhiều nhà ở tít trên vách núi cheo leo, cuộc sống gần như tách biệt với cộng đồng. Hiểu biết về xã hội còn hạn chế nhưng ai cũng đau đáu ước mơ được bớt khổ bớt nghèo. Khi được hỏi sẽ làm gì với số tiền 1 triệu đồng Đoàn thanh niên EVN vừa tặng, bà Chẻo Sừ Mẩy ở bản Thà Giàng cười phấn khởi: mình sẽ mua lợn về nuôi thôi. Tôi thấy nao lòng trước nụ cười và ước mơ giản dị của bà, một ước mơ không khó với nhiều người nhưng với gia đình bà thì không hề đơn giản. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Cuộc sống người dân đã khó khăn, việc học hành của con em họ còn khó khăn hơn. Trường THCS Ma Ly Pho (huyện Phong Thổ) nằm trên đỉnh núi cao khoảng 1.000 m so với mặt biển. Đây là xã vùng cao sát biên giới Việt Trung có 9 bản nằm rải rác, bản xa nhất cách trường 20 km. Có em phải đi bộ 6 giờ mới đến được trường. Do trường quá chật chội nên rất ít em được ở bán trú. Từ khi được EVN hỗ trợ nhà ở, các em đã được ở rộng rãi hơn nhưng theo chính sách chỉ những em cách trường 5 km trở lên mới được ở bán trú. Chứng kiến bữa ăn của học sinh nội trú trường THCS Bản Lang (Phong Thổ), chúng tôi không khỏi xót xa khi thấy khẩu phần duy nhất của các em là 1 tô cơm, mấy con cá khô bằng ngón tay, 6 em chung nhau 1 bát canh rau muống. Mỗi ngày chỉ có 2 bữa, buổi sáng phải nhịn chay. Hơn 1 tháng nay các em chưa được bữa thịt nào. Thày hiệu trưởng Đồng Xuân Lợi cho biết, tất cả mọi khoản chi phí ăn uống của các em gói gọn trong 320.000 đồng/tháng/em do nhà nước cấp. Thực phẩm vùng này lại rất đắt đỏ nên  nhà trường cũng lực bất tòng tâm, giải pháp duy nhất là cố gắng duy trì cho các em không bị thiếu cơm cũng đã vất vả lắm rồi. Thế mà khi tôi hỏi một học sinh nữ: ăn uống thế này có thấy khổ không, em nhoẻn cười rất tươi: “Không khổ đâu, những bạn không được ở nội trú còn không đủ cơm ăn. Thế này là sướng rồi”. Nhìn khuôn mặt xinh xắn vô tư của các em mà tôi thấy bùi ngùi. Ước gì các em có điều kiện sống tốt hơn để những khuôn mặt trẻ thơ kia luôn có những nụ cười rạng rỡ. Tại khu vực trung tâm huyện Tân Uyên đang quy hoạch, trường PTDT nội trú Tân Uyên đang được xây dựng trên diện tích 2 ha. Trong đó EVN hỗ trợ 15 tỷ đồng để xây dựng 1 nhà ăn 208 m2, 18 phòng học, 24 phòng ở cho 240 cho học sinh. Dự kiến tháng 4/2012 công trình sẽ hoàn thành. Không chỉ các em phấn khởi mà cả thày trò và phụ huynh cũng rất cảm động. Chắc chắn tình trạng bỏ học sẽ được hạn chế dần, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho bà con vùng sâu vùng xa.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Được biết, theo kế hoạch, khi kết thúc chương trình này, EVN sẽ cùng địa phương đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó, EVN sẽ tiếp tục xây dựng các nội dung hỗ trợ cho các năm tiếp theo và đến năm 2020.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<br />
<br />
<br />
</span></p>
Bài và ảnh: Ngọc Loan