Ảnh minh họa.
Theo đó, xây dựng và triển khai đồng bộ các chương trình tuyên truyền; tăng cường giáo dục cộng đồng, giáo dục trong các cơ sở đào tạo về các nội dung, lợi ích của việc thực hiện Chương trình quốc gia về DSM trên địa bàn Thành phố. Sử dụng đồng bộ các phương tiện thông tin, truyền thông phù hợp để tăng cường nhận thức cho người dân, khách hàng sử dụng điện và các đơn vị điện lực đối với Chương trình quốc gia về DSM và Kế hoạch của Thành phố.
Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đặc biệt cho các bộ phận, các đơn vị quản lý, triển khai Chương trình quốc gia về DSM; Ứng dụng, lắp đặt các hệ thống, trang thiết bị hiện đại tại các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện như: Hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến, công tơ đọc và thu thập số liệu đo đếm từ xa AMR; Hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái; các Hệ thống tích hợp lưu trữ năng lượng, thông tin để tối ưu hóa việc tham gia của khách hàng sử dụng điện trong Chương trình DSM, Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).
Tiếp tục triển khai thay thế công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử; lập cơ sở dữ liệu đo đếm hàng ngày của nhiều loại hình khách hàng từ dân dụng đến công nghiệp, dịch vụ đáp ứng yêu cầu phân tích, nghiên cứu phụ tải, dự báo phụ tải cũng như việc quản lý nhu cầu điện được chính xác và kịp thời.
Tiếp tục triển khai rộng rãi, quảng bá, khuyến khích sử dụng đèn compact - LED tiết kiệm điện trong các công trình xây dựng và chiếu sáng đô thị; sử dụng các thiết bị điện tử, điện lạnh công nghệ mới hiệu suất cao và tiết kiệm điện, công tơ biểu giá điện theo thời gian... Triển khai đề án thí điểm lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho chiếu sáng tại huyện Đông Anh.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật trên địa bàn Thành phố; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhu cầu điện, thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp, hội thảo khoa học, nghiên cứu xây dựng phòng thử nghiệm hợp chuẩn.
Sở Công Thương là cơ quan chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện theo quy định; đôn đốc, giám sát, kiểm tra hoạt động triển khai, kết quả của từng nhiệm vụ; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo theo quy định; thường xuyên theo dõi, cập nhật, rà soát, đề xuất, báo cáo UBND TP sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp điều kiện thực tế, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đạt mục tiêu đề ra.
Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện các đề án, chương trình về quản lý nhu cầu điện trên địa bàn thành phố theo kế hoạch được phê duyệt.
Xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện quản lý nhu cầu điện phù hợp với khả năng cung cấp (giờ cao điểm, thấp điển); xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu hàng năm, lộ trình cụ thể thực hiện đảm bảo đồng bộ với các mục tiêu cảu Chương trình quốc gia về DSM.
Thực hiện đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dữ hạ tầng, đặc biệt là hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến, hệ thống công tơ đọc và thu thập số liệu đo đếm từ xa đểthực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về DSM trên địa bàn thành phố.