Khó khăn trong thương thảo giá điện
Thứ hai, 27/6/2011 | 15:44 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Để tham gia thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm (được đưa vào vận hành 1/7 tới), một trong những việc đầu tiên các công ty phát điện cần làm là tiến hành thương thảo giá bán lẻ điện cho đơn vị mua buôn duy nhất là EVN.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Ông Nguyễn Khắc Sơn</span></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><span style="font-size: small;">Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại là một trong những công ty phát điện đầu tiên thỏa thuận được giá bán lẻ điện cho EVN. Phóng viên báo Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Sơn – Tổng giám đốc công ty xung quanh vấn đề này.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><br />
<em><span style="font-size: small;">Nhiệt điện Phả Lại là một trong những công ty phát điện đầu tiên thành công trong việc thương thảo giá bán điện với EVN trước khi thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm chính thức đi vào vận hành 1/7 tới. Vậy giá bán điện này đã được quy định như thế nào, thưa ông?</span></em></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Hiện nay EVN và Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại đã ký hợp đồng mua bán điện trong thời gian 4 năm với giá gần 700 đồng/kWh điện. Tuy nhiên, trong hợp đồng mua bán điện cũng quy định rõ là khi giá các nguyên liệu đầu vào như than, dầu biến động thì giá bán điện cũng sẽ được điều chỉnh. Giá bán điện có thể được điều chỉnh hàng tháng tùy thuộc vào mức độ biến động của các nguyên liệu đầu vào này.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tuy nhiên, một điều mà Nhiệt điện Phả Lại gặp nhiều khó khăn hiện nay là việc chênh lệch tỷ giá. Chênh lệch tỷ giá hiện nay chưa được tính vào mức giá bán cho EVN, bởi Chính phủ chưa đồng ý phương án đưa chênh lệch tỷ giá vào giá bán điện. Chính vì vậy, để đảm bảo cho tính hợp lý của giá điện, trong 4 năm, chúng tôi có đưa vào trong hợp đồng quy định là trong trường hợp Chính phủ đồng ý tính chênh lệch tỷ giá vào giá điện thì chúng tôi cũng sẽ tính luôn vào giá bán điện cho EVN.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><em><span style="font-size: small;"><br />
Có thể nói Nhiệt điện Phả Lại đã có những thành công bước đầu khi thỏa thuận thành công giá điện với EVN trước khi thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm được vận hành. Tuy nhiên, nhiều công ty khác lại gặp khó khăn trong khâu thỏa thuận giá này. Đâu là nguyên nhân, thưa ông?</span></em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><img width="374" height="303" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/6/Ktra cong tac van hanh tai TTDH NM2- CtyCPNDPLai.JPG" alt="" /></span></em></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại có những thuận lợi hơn so với những công ty phát điện khác do chúng tôi đã có kinh nghiệm phát điện rất lâu năm rồi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng từng là đơn vị trực thuộc EVN trước đây cho nên tất cả các chi phí cho giá thành bán điện cả 2 bên đều rất rõ ràng. Đó là những lý do khiến chúng tôi thành công trong việc thỏa thuận giá trước thời điểm thị trường điện cạnh tranh chính thức đi vào vận hành.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tuy nhiên có những đơn vị khác vẫn chưa làm được điều này bởi vì còn tồn tại những vấn đề cần thảo luận tiếp với EVN, đặc biệt là vấn đề giá. Ví dụ như với tình trạng khó khăn trong cung ứng điện như năm 2010, EVN lỗ nặng, nên thỏa thuận như thế nào để có một giá điện hợp lý cho cả các đơn vị phát điện và EVN là điều hết sức khó khăn. Trong bài toán kinh doanh của EVN, giá bán đầu ra phải cao hơn đầu vào để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Với giá bán điện thực tế thấp hơn giá thành như hiện nay, nếu giá đầu vào mua ở các công ty bán điện cao quá thì EVN sẽ phải chịu lỗ, còn nếu thấp quá thì các công ty phát điện sẽ lỗ. Đấy chính là lý do khiến việc thương thảo giá điện gặp nhiều khó khăn.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<em>Ở thời điểm hiện tại, EVN vẫn là đơn vị độc quyền trong mua bán điện. Vậy khi thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm được vận hành vào 1/7 tới, theo ông, bản chất thị trường có thay đổi không khi EVN vẫn là đơn vị mua buôn điện duy nhất?</em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thị trường điện được thiết kế thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là phát điện cạnh tranh, sẽ được vận hành vào 1/7 tới. Ở giai đoạn phát điện cạnh tranh, nếu đặt vấn đề là có người mua khác nữa ngoài EVN, người bán điện có thể bán cho người mua này hoặc người mua khác nữa nhưng vấn đề đòi hỏi phải có thêm một hoặc nhiều hệ thống phân phối điện khác nữa. Trong thời điểm hiện nay, việc đầu tư những hệ thống phân phối cho các nhà mua điện khác nữa hoàn toàn không khả thi.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ trước đến nay EVN là đơn vị duy nhất mua bán điện trên thị trường, do vậy không thể tránh khỏi trong những nét thiết kế của thị trường điện có bóng dáng của EVN. Tôi nghĩ đó cũng là thực tế khách quan. Mục tiêu hiện nay là phải làm sao cho các nhà máy phát điện hoạt động hiệu quả và các nhà đầu tư thấy rằng việc phát điện không bị ai khống chế. Làm được điều đó thì thị trường điện vẫn có thể thu hút được đầu tư và đạt được mục tiêu đề ra.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<em>Xin cảm ơn ông!</em></span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<table width="500" cellpadding="3" border="0" background-color:="" style="background-color: rgb(255, 255, 153);">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">T<span style="background-color: rgb(255, 255, 153);">heo Luật Điện lực, thị trường điện cạnh tranh của Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ, mỗi cấp độ được thực hiện theo 2 bước thí điểm và hoàn chỉnh với thời gian dự kiến như sau: Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014); Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022); Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).</span><br />
</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
Theo: Kinh tế VN