Thí điểm phát điện cạnh tranh: Cần những bước đi thận trọng

Thứ hai, 23/5/2011 | 14:32 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Từ ngày 1/7/2011 sẽ chính thức vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm (VCGM). Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý về cơ bản đã được chuẩn bị khá chu đáo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề khiến nhiều người băn khoăn, đó là cơ chế vận hành VCGM thực hiện như thế nào? Các doanh nghiệp có lợi gì khi tham gia thị trường? Những chi phí liên quan đến hạ tầng công nghệ thông tin… Nhằm giải quyết những vấn đề này, ngày 18/5/2011, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị triển khai thị trường VCGM.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Ai sẽ tham gia thị trường?</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ông Trần Tuệ Quang, phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, giai đoạn vận hành thị trường VCGM thí điểm sẽ kéo dài từ 1/7/2011 đến 2012. Giai đoạn này được chia làm 3 bước nhỏ: Khoảng 2 tháng đầu tiên của giai đoạn 1 vận hành theo thị trường ảo. Nghĩa là việc chào giá, xếp lịch và thanh toán chỉ thực hiện trên giấy để các đơn vị làm quen. Khoảng 1-2 tháng tiếp theo sẽ thử nghiệm chào giá, xếp lịch và huy động theo thị trường nhưng vẫn thực hiện thanh toán theo giá hợp đồng. Giai đoạn 3 (khoảng 4-5 tháng tiếp theo) sẽ thử nghiệm toàn phần, từng bước thanh toán theo thị trường với các đơn vị có đủ điều kiện tham gia thị trường VCGM. Đơn vị vận hành hệ thống có trách nhiệm lập lịch huy động, kiểm tra khả năng cân đối cung cầu để đánh giá cảnh báo tình hình an ninh hệ thống điện, công bố lịch huy động. Đồng thời, can thiệp vào thị trường điện khi hệ thống vận hành ở chế độ khẩn cấp nhằm đảm bảo cân bằng cung cầu, đáp ứng yêu cầu dự phòng và chất lượng điện áp. Trường hợp khẩn cấp về thiên tai, an ninh quốc phòng, đơn vị vận hành hệ thống có thể cho dừng thị trường.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo quy định, những nhà máy phát điện công suất từ 30 MW trở lên (trừ nhà máy BOT) sẽ trực tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm. Hiện có 82 nhà máy điện công suất từ 30MW trở lên tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên, 1 số nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu như Hòa Bình, Trị An… không tham gia chào giá do phải thực hiện vai trò điều tiết hệ thống, lại kiêm nhiệm vụ tưới tiêu, chống lũ. Vì vậy, việc huy động các nhà máy này sẽ do A0 chủ động lập lịch để đảm bảo cân đối giữa việc cung cấp điện và phục vụ nông nghiệp cũng như ổn định hệ thống. Những nhà máy điện công suất dưới 30 MW sẽ không được tham gia chào giá trực tiếp mà bán điện cho EVN theo hợp đồng thỏa thuận dài hạn về giá và sản lượng. Sản lượng điện huy động sẽ được Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) quyết định trên cơ sở dự báo nhu cầu phụ tải và khả năng truyền tải của lưới điện. Nhà máy nào chào giá thấp hơn sẽ được ưu tiên huy động trước. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ cạnh tranh với nhau trên thị trường bằng cách giảm chi phí giá thành xuống thấp nhất để được ưu tiên trong lịch huy động. Mọi giao dịch chào giá sẽ được công khai như sàn giao dịch điện tử chứng khoán, các nhà máy thuộc EVN cũng phải chào giá, công khai thông tin.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><span style="font-size: small;">Nỗi lo của các nhà đầu tư</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Mục tiêu của việc hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là tạo ra sân chơi cạnh tranh lành mạnh thực sự giữa các đơn vị phát điện, khuyến khích tiết kiệm chi phí trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối điện để có được giá điện hợp lý, minh bạch tới người tiêu dùng, đồng thời tạo tín hiệu tốt để thu hút các nguồn đầu tư vào phát triển điện. Tất nhiên, mục tiêu đó chỉ đạt được khi thị trường đảm bảo tính minh bạch. Thế nhưng, hiện tại, nhiều người vẫn băn khoăn về tính công bằng và minh bạch của thị trường. Còn khâu phát điện thì dự báo từ nay đến năm 2015, sản lượng điện phát từ các nhà máy của EVN vẫn chiếm trên 60% cũng có nghĩa là sẽ rất khó tạo cơ chế điều tiết rõ ràng, minh bạch trong sản xuất kinh doanh nhằm chống độc quyền. Ông Hoàng Xuân Quốc - Tổng giám đốc Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 rất băn khoăn khi các nhà máy nhiệt điện chạy khí sẽ rất khó tham gia thị trường phát điện cạnh tranh vì hiện này giá bán khí cho các nhà máy chưa bình đẳng, việc cung cấp khí không đảm bảo. Ông Trần Tuệ Quang cho biết, hiện Chính phủ đang nghiên cứu để đưa cơ chế cung cấp nhiên liệu hoạt động theo cơ chế thị trường. Bà Tú Oanh (Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam) lại băn khoăn khi giá điện bán lẻ vận hành theo cơ chế thị trường thì các nhà máy đã ký hợp đồng dài hạn với EVN sẽ được “đối xử” như thế nào để đỡ bị thiệt thòi. Thực tế, việc thực hiện giá điện 2 thành phần sẽ được vận dụng như thế nào?... Hơn nữa, thị trường cạnh tranh chỉ có ý nghĩa khi cung vượt cầu (yêu cầu công suất dự phòng từ 25 - 30%) thì mới khống chế được những nhà máy không vận hành tốt, giá phát điện cao. </span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Thế nhưng hiện nay, chúng ta chưa đủ điện dùng nên khó có thể nói đến điện dự phòng. Bởi lẽ, với vai trò ổn định cung ứng điện toàn hệ thống, vào mùa khô EVN hầu như phải huy động tất cả các nguồn điện từ giá thấp nhất tới giá cao nhất. Vì vậy, làm thế nào để tất cả các nhà máy điện không cùng chào giá cao để đẩy giá điện lên. Về vấn đề này, Cục Điều tiết điện lực cho biết, Nhà nước sẽ can thiệp bằng cách áp dụng giá điện thị trường đồng nhất trên toàn quốc. Nếu các tổ máy điện được huy động và có giá chào cao hơn giá trần thị trường sẽ chỉ được thanh toán theo thị trường. Thế nhưng vào mùa mưa, khi nhu cầu sử dụng giảm, các nhà máy thủy điện muốn phát hết công suất để tận dụng nước trong điều kiện “trăm người bán, một người mua” như hiện nay, EVN vẫn “độc diễn” với vai trò công ty mua buôn điện duy nhất, cả các nhà máy và người tiêu dùng đều chưa được quyền lựa chọn đối tác thì tính cạnh tranh có thật sự minh bạch. Hơn nữa, giá thành sản xuất của các nguồn nhiệt điện bao giờ cũng cao hơn thủy điện. Các nhà máy chạy dầu hoặc vận hành theo chu trình đơn sẽ được thanh toán như thế nào? Bài toán chào giá theo nhóm và cơ chế thanh toán theo chế độ cung cấp dịch vụ phụ trợ với các nhà máy chạy dầu sẽ giải quyết vấn đề này.&#160; </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><span style="font-size: small;">Cần những bước đi thận trọng</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo kế hoạch, năm 2014 sẽ hoàn thành thị trường phát điện cạnh tranh. Giai đoạn 2015 - 2022 sẽ thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Sau năm 2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, tới khi đó khách hàng sử dụng điện mới thực sự có quyền lựa chọn người cung cấp cho mình. Vấn đề nhiều người băn khoăn là ngành điện đang quản lý tất cả các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối, mua bán điện và điều hành hệ thống nên không thể tạo ra môi trường minh bạch cho việc thu hút đầu tư vào nguồn điện mới. Nhiều ý kiến vẫn mong muốn Công ty mua bán điện và A0 nên chuyển sang Nhà nước quản lý để đảm bảo sự khách quan minh bạch.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, thị trường VCGM là công cụ để ngành điện phát triển ngày càng cao với dịch vụ ngày càng tốt hơn. Để tiến tới thị trường điện cạnh tranh minh bạch thì chúng ta phải có những giải pháp thích hợp như vận hành giá điện theo cơ chế thị trường, tái cơ cấu ngành điện, vận hành thử nghiệm thị trường điện... Thực tế đã có nhiều nước thất bại trong việc thực hiện thị trường điện cạnh tranh. Vì vậy, chúng ta phải có những bước đi thận trọng để thị trường vận hành hiệu quả, đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng, cung ứng điện cho đất nước. Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương hoàn chỉnh Đề án tái cơ cấu ngành điện với mục tiêu xóa bỏ những bất cập, rào cản của mô hình hiện tại, xây dựng một thị trường điện cạnh tranh để có thể thu hút đầu tư vào các công trình nguồn và lưới. Đây sẽ là cơ sở tạo sự cạnh tranh lành mạnh, buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. <br /> </span></p> Khánh Chi