Tạo mô hình tập trung để tham gia thị trường phát điện cạnh tranh
Thứ hai, 16/5/2011 | 15:26 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Với 4 nhà máy phát điện là Đa Nhim, Sông Pha, Hàm Thuận và Đa Mi, tổng công suất lắp đặt 642,5MW, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện thương phẩm toàn ngành, Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (EVN HPC DHD) có vị trí lớn thứ 3 so với các nhà máy thủy điện hiện nay. Tới đây, theo lộ trình của Chính phủ, EVN HPC DHD sẽ chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần nhằm tạo sự năng động và tự chủ cho đơn vị này trong kinh doanh.</p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>Vận hành cấp điện tại Nhà máy Thủy điện Đa Nhim.</span></span></span><br />
<span style="font-size: small;"><br />
<strong><br />
Từ một mô hình hiệu quả</strong><br />
 <br />
<br />
Đa Nhim là một trong những nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở nước ta, khai thác tiềm năng to lớn của hệ thống sông Đồng Nai và là công trình mang đậm dấu ấn nhất trong 4 nhà máy thủy điện nêu trên. Đây là nhà máy đạt hiệu quả cao nhất trong các nhà máy thủy điện ở Việt Nam sử dụng nguồn thủy năng đổ xuống các tổ máy phát điện từ độ cao 800m. Tuy công suất chỉ là 160MW nhưng thường xuyên nhà máy vận hành vượt sản lượng 1 tỷ kWh/năm, thiết bị ổn định, ít bị sự cố.<br />
<br />
Tiếp theo Thủy điện Sông Pha với tổng công suất lắp đặt là 7,5 MW và điện lượng bình quân hàng năm khoảng 40 triệu kWh. Đây là công trình tận dụng nguồn nước sau khi chạy máy của Thủy điện Đa Nhim.<br />
<br />
Điện năng phát ra của Thủy điện Đa Nhim và Sông Pha cung cấp trực tiếp cho các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Lượng nước sau khi chạy máy Đa Nhim và Sông Pha được đưa về đồng bằng tỉnh Ninh Thuận với hơn 560 triệu m3 nước mỗi năm, vốn là nơi có thời tiết khô hạn, lượng mưa trung bình hàng năm thấp nhất trong cả nước.<br />
<br />
Có thể nói Thủy điện Đa Nhim là một nhánh quan trọng cung cấp nước cho một số vùng đất của tỉnh Ninh Thuận. Riêng lượng nước xả tràn qua đập Đơn Dương vẫn tiếp tục chảy vào hệ thống sông Đồng Nai, qua các nhà máy ở bậc thang dưới như: Thủy điện Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3 & 4… và cuối cùng đổ về hồ chứa Thủy điện Trị An để khai thác phát điện một lần nữa trước khi chảy ra Biển Đông.<br />
<br />
Công trình Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi có tổng công suất thiết kế 475 MW, được xây dựng trên dòng sông La Ngà, là nấc thang giữa của hệ thống sông Đồng Nai, thuộc địa bàn các huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Tánh Linh, Đức Linh (Bình Thuận). Trong quá trình vận hành khai thác, tuy hệ thống thiết bị có bộc lộ một số tồn tại, khiếm khuyết về mặt kỹ thuật do khâu thiết kế, chế tạo và lắp đặt, phải dừng máy nhiều lần để sửa chữa, khắc phục trong thời gian tương đối dài mới đi vào hoạt động ổn định, nhưng kể từ khi đưa vào vận hành (4/2001) đến nay, Thủy điện Hàm Thuận và Đa Mi đã đóng góp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng gần 15 tỷ kWh. Trung bình các năm qua, hai nhà máy này đều đạt và vượt sản lượng thiết kế; đặc biệt năm 2003 đã phát được sản lượng kỷ lục với 1,925 tỷ kWh, tăng gần 24% so với sản lượng thiết kế.<br />
<br />
Cùng với Thủy điện Đa Nhim, công trình Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi đã chứng tỏ rằng đây là dự án đầu tư mang lại hiệu quả cao. Nước sau khi chạy máy Hàm Thuận được dẫn về hồ chứa Đa Mi và tiếp tục được sử dụng để chạy 2 tổ máy Đa Mi. Nước sau khi chạy máy Đa Nhim được nhập trở lại sông La Ngà để cuối cùng đổ về hồ chứa Thủy điện Trị An. Điện năng của hai nhà máy này phần lớn hòa vào hệ thống điện quốc gia và cung cấp cho khu vực tỉnh Bình Thuận. Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là phát điện, hai nhà máy này còn bảo đảm lượng nước tưới và sinh hoạt trong mùa khô, hạn chế lũ lụt trong mùa mưa cho khu vực hạ du, đặc biệt là các huyện Tánh Linh và Đức Linh, góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản trong khu vực lòng hồ và làm tăng sản lượng mùa khô cho Thủy điện Trị An.<br />
<br />
<strong>Tạo "thế" và "lực" mới</strong><br />
<br />
Sau khi sáp nhập 2 cụm Nhà máy Đa Nhim - Sông Pha và Hàm Thuận - Đa Mi về một đầu mối quản lý và chuyển từ hạch toán phụ thuộc EVN sang hạch toán độc lập, Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi đã từng bước tái cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại mô hình quản lý và tinh giản lao động cho phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc để giải phóng sức lao động. Việc triển khai này theo đúng hướng của EVN trong việc cơ cấu lại khâu phát điện, chuẩn bị cho tái cơ cấu toàn tập đoàn. Và hệ quả là EVN HPC DHD đã tạo một mô hình tập trung các nhà máy thủy điện trên cùng một hệ thống sông về một đầu mối quản lý có hiệu quả về con người và vật tư dự phòng.<br />
<br />
Nhờ vậy, sản lượng điện trung bình trong 10 năm qua của công ty luôn đạt cao hơn so với sản lượng thiết kế. Đáng chú ý, năng suất lao động đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ chỉ tập trung phần lớn nhân lực và thời gian cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị phát điện trong đơn vị, đến nay công ty đã mở rộng hoạt động và địa bàn sản xuất kinh doanh, bảo đảm phát điện một cách hiệu quả và vươn ra thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các đối tác bên ngoài.<br />
<br />
Ngoài tập trung vào lĩnh vực sản xuất điện năng, công ty đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ kỹ thuật trọn gói cho các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa trong khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia góp vốn và đầu tư vào các dự án phong điện như điện gió Phú Lạc, điện gió Lợi Hải, Công Hải tại Ninh Thuận và Bình Thuận...; các dự án Thủy điện A Vương, Sêrepok, Sê San 4, sông Ba Hạ. Công ty cũng nghiên cứu, phát huy nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng thành công vào dây chuyền sản xuất, với giá trị làm lợi rất lớn không phải nhập ngoại.<br />
<br />
Để tập trung mô hình sản xuất trong thời gian tới và chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa, Công ty đưa toàn bộ thiết bị điều khiển từ 3 Nhà máy Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi về Bảo Lộc để điều hành chung. Toàn bộ lực lượng sửa chữa sẽ từ Đa Nhim về Bảo Lộc để trở thành một trung tâm dịch vụ sửa chữa. Công ty cũng triển khai dự án hồ phụ và nhà máy thủy điện sau đập công suất khoảng 11MW để tăng sản lượng điện cho Nhà máy Đa Nhim.<br />
<br />
Giám đốc Công ty Nguyễn Trọng Oánh cho biết, sau khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty có thuận lợi là mô hình quản lý được sắp xếp theo hướng chủ động và linh hoạt trong quá trình hoạt động. Công ty lại ký hợp đồng bán điện trực tiếp với EVN nên bảo đảm đầu ra ổn định, tạo điều kiện khai thác nguồn thủy năng một cách hợp lý, có hiệu quả, tiến tới mở rộng địa bàn và phạm vi hoạt động. Với hai khu vực phát điện là Đa Nhim - Sông Pha và Hàm Thuận - Đa Mi tách biệt nhau về vị trí địa lý nên có thể bù đắp sản lượng và chia sẻ rủi ro khi thời tiết biến động.<br />
<br />
Hiện nay đất nước đã có thêm nhiều công trình thủy điện lớn nhưng Đa Nhim nói riêng và Công ty thủy điện Đa Nhim -Hàm Thuận - Đa Mi nói chung vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình ổn định nguồn cung cấp điện, sẵn sàng tham gia gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời gian tới.<br />
</span></p>
Theo: Báo tin tức