Nhà máy điện hạt nhân Ikata - Nhật Bản
Để trợ giúp cho kế hoạch này, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cuối tuần trước đã đưa ra đề án “Chiến lược xuất khẩu cơ sở hạ tầng tổng hợp”, trong đó chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhật Bản với sự liên kết với các cơ quan chính phủ nhằm giành ưu thế trong cuộc chiến được dự báo có nhiều khó khăn này.
Xây dựng nhà máy điện hạt nhân là một lĩnh vực mà Nhật Bản khá kỳ vọng. Vừa qua, Kazakhstan – nước có trữ lượng urani lớn thứ 2 thế giới đã ký kết một hợp đồng mua bán công nghệ hạt nhân với Tokyo để xây dựng nhà máy điện hạt nhân ngay trong năm 2010.
Hiện Toshiba là một trong những tập đoàn sở hữu các công nghệ hạt nhân hàng đầu thế giới với việc vừa nghiên cứu xong công nghệ sản xuất lò hạt nhân 4S mới, đồng thời mới bắt tay với tỷ phú Bill Gates phát triển lò hạt nhân thế hệ mới TWR. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản rất hy vọng sẽ giành được các hợp đồng trong lĩnh vực nhiều lợi nhuận này. Chỉ tính 5 nền kinh tế lớn Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, đã có 150 kế hoạch nhà máy điện hạt nhân mới cho tới năm 2030.
Trong khi đó, liên doanh một số công ty và thành phố Nhật Bản cũng đang xúc tiến giành các hợp đồng xây dựng nhà máy năng lượng Mặt Trời thế hệ mới, hệ thống xử lý nước thải và mạng lưới truyền tải điện thông minh tại Ấn Độ với giá trị đầu tư khoảng 70 tỷ USD.
Theo lý giải của các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, việc doanh nghiệp kết hợp với các tổ chức chính phủ khi đi ra thị trường bên ngoài là kết quả của việc rút kinh nghiệm sau những lần thất bại liên tiếp trong các vụ đấu thầu quốc tế. Điển hình, tháng 12/2009, liên doanh doanh nghiệp Nhật - Mỹ dù sở hữu các công nghệ hạt nhân rất hiện đại nhưng đã thất bại trước một công ty đến từ Hàn Quốc.