Công nhân Điện lực Chư Sê, PC Gia Lai thực hiện ghi chỉ số công tơ bằng máy tính bảng kết hợp ống nhòm
Sau đợt triển khai thử nghiệm, PC Gia Lai đã tổ chức họp đánh giá những mặt ưu và những vướng mắc trong quá trình thực hiện tại địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo đó, việc triển khai ghi chỉ số công tơ bằng thiết bị cầm tay đã giải quyết được các vấn đề sau: Phần mềm ghi chỉ số đáp ứng được các yêu cầu trong công tác ghi chỉ số; giao diện người dùng dễ thao tác; chương trình có cảnh báo bất thường giảm thiểu sai sót khi ghi chỉ số và tiết kiệm được thời gian, kịp thời phát hiện các công tơ bất thường (đứng, cháy hỏng…); bộ phận ghi có thể tự tính toán được tổn thất của TBA trong tháng; bộ phận cập nhật chỉ số có nhiều thời gian hơn, để kiểm soát chỉ số trước khi phát hành hóa đơn…
Tuy nhiên, việc áp dụng ghi chỉ số bằng máy tính bảng đã gặp khó khăn trong việc mua sắm đối với lực lượng ghi chỉ số là đại lý điện nông thôn do PC Gia Lai thuê ghi. Để việc ghi chỉ số bằng máy tính bảng cho 100% công tơ cơ khí trên lưới điện Gia Lai, PC Gia Lai một mặt xin EVNCPC đầu tư trang thiết bị, một mặt động viên các đại lý điện nông thôn tự trang bị máy tính bảng hoặc điện thoại di động để ghi chỉ số thay cho hình thức ghi chỉ số bằng sổ giấy như trước đây. Nhờ vậy, đến tháng 3/2016, PC Gia Lai đã “xóa trắng” không còn ghi chỉ số công tơ bằng sổ giấy mà thay vào đó là ghi chỉ số bằng máy tính bảng hoặc điện thoại di động.
Anh Nguyễn Văn Lương - Điện lực Chư Păh, người có thâm niên ghi chỉ số công tơ cho biết: “Đặc thù khách hàng dùng điện miền núi nằm thưa thớt, chuyện 01 trụ điện lắp 01 công tơ là chuyện thường gặp. Nếu ghi chỉ số theo cách truyền thống, 01 lộ trình khoảng 300 công tơ phải mất gần 2 giờ, nếu sử dụng máy tính bảng kết hợp với ống nhòm thì mất khoảng 1 giờ là ghi xong. Trong điều kiện trời mưa, vẫn có thể ghi chỉ số khi sử dụng túi bọc bao kín bên ngoài thiết bị”.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Tất Hoàn - Trưởng phòng Kinh doanh Điện lực Chư Păh, đơn vị hoàn thành sớm nhất việc áp dụng việc ghi chỉ số bằng máy tính bảng cho 100% công tơ cơ khí trên lưới điện huyện Chư Păh chia sẻ: “Việc ghi chỉ số đối với những khách hàng sử dụng công tơ cơ khí tốn nhiều thời gian và dễ phát sinh sai sót bởi phải thực hiện một cách thủ công đối với từng công tơ theo các bước: ghi vào sổ sau đó nhập vào chương trình CMIS để tính toán phát hành hóa đơn. Khi áp dụng công nghệ mới, công đoạn này đã được cắt giảm, tiết kiệm thời gian và công sức cho người lao động. Mặt khác cũng hạn chế triệt để các sai sót, giảm những phiền hà, thắc mắc của khách hàng, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng điện”.
Muasamcong